PC & Console >>
Công nghệ >>
Alibaba mới trở thành một trong 10 nhãn hiệu có giá trị nhất thế giới
- Jack Ma đã làm gì để biến Alibaba thành pháo đài kiên cố nơi giới hacker Trung Quốc không ai dám động vào?
- Jack Ma: Alibaba gần như đã bị hủy hoại trong những ngày đầu khởi nghiệp
- Trở thành triệu phú sau 3 tháng nhờ lập website bán đồ Trung Quốc, nhập hàng 5 USD từ Alibaba và Aliexpress, bán lại giá 60 USD
- Alibaba, Tencent đe dọa thế độc tôn của người Mỹ
Một danh sách xếp hạng các thương hiệu có giá trị nhất thế giới mới được ra mắt, và lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc có đến 2 đại diện trong top 10.
Alibaba đã gia nhập top 10, cùng với nhóm công nghệ Tencent của Trung Quốc, đứng ngang hàng với những công ty như Google và Apple.
Đứng ở vị trí số 9, Alibaba của Jack Ma đã có giá trị thương hiệu tăng gấp đôi, lên đến 113 tỷ USD, sau khi công ty thương mại điện tử này mở rộng ra các lĩnh vực khác như thanh toán di động và điện toán đám mây.
Tencent đã gia nhập vào bảng xếp hạng top 10 của BrandZ vào năm 2017, và trong năm vừa qua, công ty này ngày càng trở nên hùng mạnh. Giờ đây, họ đang đứng ở vị trí số 5, sau Google, Apple, Amazon và Microsoft, nhưng cao hơn Facebook, với gí trị thương hiệu lên đến 179 tỷ USD, tăng 65% so với năm ngoái.
Tencent chuyên về các lĩnh vực như game trực tuyến, các ứng dụng và các dịch vụ nhắn tin và thanh toán trực tuyến. Họ có giá trị vốn hoá thị trường 490 tỷ USD, có giá trị hơn cả ngân hàng giá trị nhất Mỹ, JPMorgan Chase.
Dooren Wang, người đứng đầu BrandZ, cho biết bảng xếp hạng mới này cho thấy Tencent và Alibaba đã vượt qua nhiều rào cản của Trung Quốc để trở thành những đế chế toàn cầu.
Cô Wang chia sẻ: "Những thách thức mà các thương hiệu Trung Quốc phải đối mặt là không hề nhỏ. Nhận thức thương hiệu hạn chế trong các thị trường quốc tế, thiếu sự tin tưởng do những vấn đề về chất lượng trong quá khứ, và sự miễn cưỡng của các thương hiệu Trung Quốc trong việc đầu tư vào các chiến dịch quảng cáo toàn cầu để tạo tác động đã khiến họ gặp bất lợi hơn so với những đối thủ cạnh tranh mà đã đủ lông đủ cánh."
Tuy nhiên, sự phát triển của đối tượng khách hàng trẻ tuổi và yêu công nghệ tại Trung Quốc đã tạo ra những cơ hội cho những doanh nhân thông minh này.
Cô cho rằng: "Thái độ đang thay đổi, đặc biệt là trong những người trẻ tuổi, những người mà này càng yêu các nhãn hiệu Trung Quốc hơn. Mặc dù việc đánh phá vào thị trường Mỹ vẫn đang trong giai đoạn sơ khai cho cả 2 thương hiệu này, các khu vực khác đã đang tiếp nhận họ."
Alibaba đang chiếm được vị thế tại Brazil, Chile và các nước Mỹ Latin, nơi mà thị trường trực tuyến AliExpress của họ đang "nhanh chóng trở thành nền tảng thương mại điện tử hàng đầu," theo Wang cho biết. Họ cũng có sự hiện diện mạnh tại các quốc gia khác như Israel, Tây Ban Nha và Hàn Quốc.
Tencent đã được công nhận rộng rãi tại các thị trường Nam Á như Thái Lan và Singapore.
Bảng xếp hạng BrandZ được xuất bản hàng năm bởi WPP và Kantar Milward Brown. Google đã đứng đầu trong bảng xếp hạng trong 8 năm trong số 12 năm vừa qua. Thương hiệu của họ đang có giá trị 302 tỷ USD, tăng 23% so với năm ngoái.
Theo Genk
PUBG: Refund và SGD được mời sang Hàn dự giải 765 triệu đồng, tổng quan mùa giải esports 2020
Team Flash Liên Quân Mobile: ‘Từ nay về sau, chúng tôi chẳng còn sợ hãi điều gì nữa!’
LMHT: Chi tiết bản cập nhật 9.24 - Aphelios ra mắt; cập nhật Diana, Ngộ Không và Lux
Esports Philippines thống trị tại SEA Games 30, VĐV Việt Nam nhận hàng chục triệu đồng tiền thưởng
Liên Quân Mobile: BLV khóc tiếc nuối ngay trên livestream khi Việt Nam để thua Thái Lan, nhận HCĐ SEA Games 30
Dota 2: Giành HCĐ tại SEA Games 30, 496 nhận thưởng 20 triệu đồng từ cộng đồng
496 muốn đoạt huy chương để Dota 2 xuất hiện tại SEA Games 31 được tổ chức ở Việt Nam vào năm 2021
-
9 nhân vật giàu nhất giới công nghệ
-
10 thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2018
-
5 đại gia công nghệ Mỹ hoạt động ra sao năm 2018?
-
Thời trang của các "ông trùm, bà trùm" Silicon Valley
-
Bộ sưu tập phi cơ nghìn tỷ của các lão làng công nghệ: Người mua 3 cái cho "tiết kiệm", người xây luôn cả đường băng riêng
-
Apple, Google và Netflix giờ đây không còn yêu cầu nhân viên phải có bằng Đại học nữa, điều này cũng sẽ sớm trở thành chuẩn mực