PC & Console >>
Công nghệ >>
Boeing vừa bị tấn công bởi mã độc giống WannaCry
- “Anh hùng” chặn WannaCry phủ nhận cáo buộc tạo ra mã độc ngân hàng
- Hacker 22 tuổi Marcus Hutchins: Từ người hùng cứu cả thế giới trước WannaCry trở thành kẻ tội phạm sa ngã
- Tại sao khai thác cùng lỗ hổng mà ransomware mới nổi NotPetya lại nguy hiểm hơn cả WannaCry?
- WannaCry khiến một nhà máy sản xuất 1.000 xe mỗi ngày của Honda tại Nhật Bản phải đóng cửa
- Microsoft vá 3 lỗ hổng trên Windows, tránh lặp lại WannaCry
- Bất ngờ: "màn hình xanh chết chóc" là nguyên nhân cứu Windows XP khỏi tay Wannacry
Nói với New York Times, đại diện Boeing cho biết hãng máy bay này vừa hứng chịu một đợt tấn công mạng. Một vài nhân sự cấp cao của hãng cho rằng thủ phạm là một loại mã độc giống WannaCry, từng lây nhiễm và làm tê liệt nhiều hệ thống của 70 quốc gia trong năm 2017.
Trong một bản ghi nhớ nội bộ, Mike VanderWel, kỹ sư trưởng khối sản xuất của Boeing Commercial Airplane, cho rằng cuộc tấn công này đang "di căn" và có thể ảnh hưởng đến hệ thống sản xuất cũng như phần mềm hàng không.
Đêm 28/3, trong một thông cáo báo chí, Boeing khẳng định đã kiểm soát được tình hình, không để ảnh hưởng đến khối sản xuất.
"Một số bài viết về tình hình lây nhiễm mã độc (ở Boeing) đã cường điệu hóa và không chính xác. Hệ thống của chúng tôi đã phát hiện ra một ít mã độc và chúng chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận nhỏ hẹp. Các biện pháp khắc phục đã được áp dụng và chúng không gây hại gì cho sản xuất hay cung ứng", trích thông cáo.
Charles Bickers, phát ngôn viên của Boeing, từ chối xác nhận mã độc tấn công hãng máy bay này là WannaCry, hay một biến thể nào khác.
WannCry là loại mã độc bắt cóc dữ liệu đòi tiền chuộc (ransomware). Giới chức Mỹ lẫn phương Tây đều cho rằng chúng được tạo ra bởi hacker Triều Tiên. Phân tích kỹ thuật cho thấy WannaCry đã lợi dụng công cụ được tạo ra bởi NSA (cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ), khai thác lỗ hổng EternalBlue bên trong hệ điều hành Windows của Microsoft.
Trong năm 2017, WannaCry đã lây nhiễm hơn 100.000 máy tính ở 74 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chúng chiếm quyền điều khiển máy tính, mã hóa dữ liệu và đưa thông điệp đòi tiền chuộc bằng bitcoin. Nhiều bệnh viện, đồn cảnh sát, cây xăng, văn phòng hành chính, trụ ATM... ở các quốc gia đã bị tê liệt trong nhiều giờ vì WannaCry.
Theo Zing
PUBG: DXG đem theo nón lá 'lấy may' tới PGI.S 2021
PUBG: DXG và LongK nói gì sau khi bị cựu quản lý CES hành hung
Chung kết Thế giới PUBG Mobile được tổ chức tại Dubai không mở cửa đón khán giả
GeT_RiGhT chán CS:GO chuyển sang VALORANT
Free Fire bắt tay với One Punch Man
Việt Nam mất ngôi vô địch Liên Quân Mobile thế giới vào tay Đài Bắc Trung Hoa
Sony và Microsoft chấp nhận hoàn tiền cho người chơi đã mua Cyberpunk 2077 trên Store
-
Tin tặc cố gắng đem WannaCry hồi sinh
-
Phát hiện lỗ hổng Dirty Cow trên các phần mềm của Android
-
Hacker giả mạo box đăng nhập trên iOS để lấy cắp mật khẩu - thủ đoạn mới cực kỳ tinh vi
-
Phát hiện 50.000 trang web nhiễm mã độc đào tiền mã hóa
-
Hacker Nga tạo ra malware "bất tử", cài lại hệ điều hành và thay ổ cứng vẫn không thoát
-
"Người hùng" chặn đứng mã độc WannaCry trên toàn cầu chính thức thừa nhận tội danh viết mã độc ngân hàng