PC & Console >>
Công nghệ >>
Cận cảnh tai nghe chơi game Asus Strix Pro
- Xem bản tin esports trúng tai nghe Razer Kraken
- Tổng hợp những chiếc tai nghe chơi game tốt nhất hiện nay (Phần cuối)
- Tổng hợp những chiếc tai nghe chơi game tốt nhất hiện nay (Phần 4)
- Tổng hợp những chiếc tai nghe chơi game tốt nhất hiện nay (Phần 3)
- Tổng hợp những chiếc tai nghe chơi game tốt nhất hiện nay (Phần 2)
- Tổng hợp những chiếc tai nghe chơi game tốt nhất hiện nay (Phần 1)
- Đánh giá tai nghe chuyên dụng dành cho game thủ Ozone Onza Pro
- Đánh giá tai nghe siêu đắt Oppo PM1 và Oppo PM2
- Kính thực tế ảo Oculus Rift hé lộ phiên bản mới tích hợp tai nghe
Strix Pro là mẫu tai nghe được Asus thiết kế chủ yếu hướng đến những khách hàng game thủ cá tính và cần tìm cho mình một sản phẩm có thể dễ dàng mang theo bên mình trong những trận đấu tập trung.
Về ngoại hình, Strix Pro có thiết kế dạng tai nghe chụp đầu cỡ lớn và trông hầm hố hệt như cặp mắt cú trong truyện thần thoại Hy Lạp.
Ẩn sau ngoại hình có phần cồng kềnh của bộ tai nghe chơi game Strix Pro này là driver nam châm đất hiếm (Neodymium) có đường kính đến 60mm, hỗ trợ dải tần từ 20-20.000Hz và khả năng giả lập âm thanh vòm.
Bên cạnh việc trang bị driver kích thước khủng, Strix Pro còn được Asus trang bị tính năng loại bỏ tạp âm từ môi trường (ENC) hứa hẹn lọc đến 90% tạp âm từ bên ngoài. Điểm nhấn của Strix Pro theo Test Lab nhận thấy dường như không nằm trong thiết kế sản phẩm mà chính là khả năng hỗ trợ đa nền tảng (PC, MAC, PS4, Xbox cũng như cả smartphone/tablet).
Ngay từ những tiếp xúc ban đầu, Test Lab nhận thấy Strix Pro có ngoại hình cứng cáp dù sử dụng phần lớn vật liệu nhựa. Strix Pro cũng có thiết kế khung treo củ tai linh hoạt kết hợp với khớp xoay kết nối phần vòm chụp chính với khung treo hứa hẹn khả năng “giảm tải” cho vành tai người nghe.
Tuy nhiên, Strix Pro không được Asus ứng dụng thiết kế vòm chụp chính có thể tùy chỉnh độ rộng mà thay vào đó là vòm chụp phụ có khả năng giãn nở hạn chế hơn.
Thực tế sử dụng cho thấy Strix Pro khá nặng ký và áp lực từ vòm chụp tác động từ tai nghe lên người dùng khá lớn ngay cả khi người tham gia thử nghiệm độ thoải mái của sản phẩm có cỡ đầu nhỏ. Test Lab nhận thấy Strix Pro thực sự chưa thật tối ưu cho các cỡ đầu khác nhau của từng game thủ. Thiết kế củ tai của Strix Pro cũng chưa thật tối ưu cho việc loại bỏ tạp âm thụ động từ môi trường bên ngoài.
Nói một cách chủ quan, ngoại hình của Strix Pro không mang lại nhiều thoải mái cho người sử dụng sản phẩm, nhất là khi cần sự tập trung cao độ trong 1 đến 2 giờ thi đấu những màn game căng thẳng. Tuy nhiên, xét về tính thẩm mỹ thì Strix Pro vẫn được xem là một sản phẩm có tính thu hút cao dẫu cho bạn đang ngồi giữa hàng chục game thủ khác trong một buổi đấu tập trung hoặc mang tính chất phô diễn.
Dù vậy, Test Lab vẫn đánh giá cao thiết kế hỗ trợ đa nền tảng phần cứng và khả năng hoạt động ổn định mà không cần cài đặt thêm bất kỳ phần mềm hỗ trợ nào từ hãng.
Để đánh giá nhanh chất lượng âm thanh của bộ tai nghe này, Test Lab thử kết nối Strix Pro với máy tính chuyên game vẫn thường thử nghiệm và lại hòa mình vào những tựa game yêu thích một thời như Batllefield: Bad Company 2, Mafia 2 và Call of Duty Black Ops.
Với tổng thời lượng chơi game tuy không dài, chỉ hơn 6 giờ, Test Lab nhận thấy Asus Strix Pro cho chất âm tổng thể ở mức tốt nhưng vẫn chưa thật sắc sảo như mong đợi. Có thể nói Strix Pro thể hiện khá chi tiết âm thanh của tiếng kính vỡ, tiếng đạn rít ngay trong màn chơi đầu của Call of Duty Black Ops cũng như tiếng lanh lảnh vang lên mỗi khi vỏ đạn từ khẩu bắn tỉa của nhân vật Marlowe rơi trên sàn của tháp canh.
Dù vậy, hiệu ứng sấm rền, tiếng sét xé toạc bầu trời hay tiếng nước chảy róc rách trong hầu hết tựa game thử nghiệm vẫn chưa thật đã tai như cảm giác mà Test Lab có được trước đây. Không gian âm thanh trong những phân cảnh mà ở đó game thủ vốn phải thuộc về một chiến trường rộng lớn đối phó với nhiều mũi tấn công hoặc một khu ngoại ô thành phố lạnh lùng trong những màn cuối của trò Mafia II cũng còn chút hạn chế.
Nhìn chung, Asus Strix Pro hơi khó để có thể cạnh tranh với những sản phẩm cùng tầm giá dưới 2,5 triệu đồng vì chất âm tổng thể chưa có nhiều nổi trội, thiết kế chưa thật thoải mái, dù tính tương thích cao và ngoại hình cá tính.
Theo Trí Thức Trẻ

PUBG chuyển sang free-to-play từ tháng sau
Cửu Long Tranh Bá hồi sinh tại Việt Nam vào ngày 05/5
LMHT, Tốc Chiến, Free Fire, LQM, Đột Kích, PUBG Mobile, MLBB và FO4 được đưa vào SEA Games 31
Huyền thoại Liên Quân Mobile, cựu sao LMHT và streamer nổi tiếng chuyển sang thi đấu Tốc Chiến
YouTube ngày càng có quá nhiều quảng cáo gây khó chịu, cư dân mạng xôn xao chỉ nhau cách "lách luật"
Giải đấu PUBG lớn nhất hành tinh sẽ được tổ chức đan xen LAN và online
Gold Game Việt Nam bị thu hồi toàn bộ giấy phép G1, G2, G3, G4
-
Những vụ "sắm gear" gây chấn động cộng đồng của game thủ Việt
-
Đánh giá chuột Logitech G302 Daedalus Prime, thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả
-
Tổng hợp những chiếc tai nghe chơi game tốt nhất hiện nay (Phần 1)
-
Tư vấn sắm gaming gear theo từng phân khúc
-
Tản mạn về yếu tố bạo lực khi chơi game
-
10 trò chơi quan trọng trong lịch sử phát triển của lĩnh vực đồ họa game PC