PC & Console >>
Công nghệ >>
Cảnh báo: Trái đất đang quay chậm dần lại, và hậu quả thảm khốc sẽ xảy ra với hàng tỉ người trong năm tới
- Đoạn video ca nhạc này chắc chắn sẽ khiến bạn nổi da gà và yêu Trái Đất xinh đẹp này hơn bao giờ hết
- Đây là thành phố "ngăn nắp" nhất Trái Đất này, hãy nhìn ảnh chụp từ vệ tinh, bạn sẽ không tin nổi vào mắt mình
- Nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất được tạo ra bởi một vụ va chạm thiên thạch từ thời cổ đại
- Anh rapper gọi vốn 1 triệu USD phóng vệ tinh để chứng minh Trái đất này là phẳng
- NASA đang tìm ứng cử viên cho công việc... bảo vệ Trái Đất khỏi các hiểm họa ngoài hành tinh
Mới đây, các chuyên gia tại ĐH Colorado và ĐH Montana đã thực hiện một nghiên cứu chứng minh rằng tốc độ quay của Trái đất đang chậm dần lại, do ảnh hưởng từ lực hút đối với Mặt trăng - còn gọi là lực thủy triều.
Và hệ quả từ quá trình này là gì? Là động đất! Sẽ có 20 trận động đất cực kỳ nghiêm trọng trong năm 2018, gây ảnh hưởng đến ít nhất 1 TỈ người - theo lời chuyên gia cảnh báo.
Dành cho những người chưa biết, Mặt trăng có tác động một lực hút lên Trái đất, trong đó mặt ở gần sẽ chịu lực nhiều hơn mặt ở xa. Sự khác biệt ấy đã tạo nên thủy triều, nhưng đồng thời khiến Mặt trăng dịch chuyển xa dần khỏi Trái đất (khoảng 4cm/năm).
Mặt trăng dịch xa, nó tạo ra một lực có phương đối nghịch, tạo ra ma sát và làm chậm tốc độ quay của Trái đất. Chính vì thế về mặt lý thuyết, Trái đất đang quay chậm dần lại, dù tốc độ chỉ rơi vào khoảng 15 phần triệu đến 20 phần triệu giây mỗi năm.
Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng tốc độ làm chậm này là đủ để tăng các hoạt động địa chấn, gây ra động đất nếu được tích tụ sau một khoảng thời gian.
"Mối liên hệ giữa tốc độ quay của Trái đất và động đất là rất vững chắc, và điều này là dấu hiệu cho thấy sẽ có thêm những trận động đất lớn hơn trong năm kế tiếp" - Tiến sĩ Roger Bilham từ ĐH Colorado cho biết.
Theo Bilham, ông tin rằng tốc độ quay chậm lại có thể làm thay đổi hình dạng sắt và nickel bên trong lõi Trái đất. Quá trình ấy khiến lớp phủ địa chất dính chặt hơn một chút vào vỏ Trái đất, qua đó làm thay đổi dòng chảy lớp ngoài của lõi Trái đất và gây mất cân bằng với tốc độ hóa cứng của lớp vỏ.
"Cơ chế được đưa ra là quá trình Trái đất quay chậm lại giống như khi bạn trượt băng. Trái đất chậm lại, đường kính xích đạo giảm bớt, nhưng lớp vỏ vẫn giữ nguyên, vậy là có một diện tích bề mặt phải chịu lực "đùn lên"."
"Đó là những thay đổi rất nhỏ, nhưng đủ để thay đổi hình dạng của Trái đất."
Trong thế kỷ 20, có 5 giai đoạn chứng kiến nhiều động đất hơn cả, trong đó 25% - 30% là những trận động đất 7 độ richter trở lên. Và trong đó, tất cả đều trùng khớp với tốc độ chậm lại của Trái đất.
"Năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến sự gia tăng của động đất. Trong năm 2017, mọi chuyện có vẻ bình thường, vì chúng ta mới chỉ có khoảng 6 trận động đất và không để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng."
"Nhưng năm 2018, con số có thể là 20 trận."
Từ năm 1990, 80% các trận động đất trên 7 độ thuộc phía Đông biển Caribbean thường xảy ra theo chu kỳ 5 năm giảm tốc. Trong giai đoạn này, có những lúc động đất lên tới 30 trận mỗi năm, trong khi thông thường chỉ khoảng 15 trận mà thôi.
Theo GenK
PUBG chuyển sang free-to-play từ tháng sau
Cửu Long Tranh Bá hồi sinh tại Việt Nam vào ngày 05/5
LMHT, Tốc Chiến, Free Fire, LQM, Đột Kích, PUBG Mobile, MLBB và FO4 được đưa vào SEA Games 31
Huyền thoại Liên Quân Mobile, cựu sao LMHT và streamer nổi tiếng chuyển sang thi đấu Tốc Chiến
YouTube ngày càng có quá nhiều quảng cáo gây khó chịu, cư dân mạng xôn xao chỉ nhau cách "lách luật"
Giải đấu PUBG lớn nhất hành tinh sẽ được tổ chức đan xen LAN và online
Gold Game Việt Nam bị thu hồi toàn bộ giấy phép G1, G2, G3, G4
-
Rất có thể sự sống đã xuất hiện trên mặt trăng của sao Thổ mà chúng ta không hề biết
-
Bay cùng tên lửa tự chế để chứng minh trái đất phẳng
-
Những vệt mây khói đa sắc trên bầu trời Nhật Bản là kết quả của việc phóng tên lửa vệ tinh
-
Đây là cách người xưa mường tượng ra thế giới tương lai từ gần 100 năm trước
-
Tại Ai Cập, các nhà khoa học tìm thấy viên đá chưa từng xuất hiện trên Trái Đất hay trong Vũ trụ
-
Gặp khó trong việc xác nhận dữ liệu vệ tinh, NASA cầu cứu người dân trên toàn cầu