PC & Console >>
Công nghệ >>
Phát hiện mã độc Android giả dạng ứng dụng chụp ảnh làm đẹp trên Google Play Store
- Mã độc đe dọa các ngân hàng Việt Nam giáp Tết
- Chỉ vì ham hack game, em trai tôi đã nhiễm mã độc đào tiền ảo và phá hỏng chiếc laptop của mình thế này đây
- Boeing vừa bị tấn công bởi mã độc giống WannaCry
- Phát hiện 50.000 trang web nhiễm mã độc đào tiền mã hóa
- Tin tặc khai thác lỗ hổng zero-day trên 'Telegram Messenger' để lây lan mã độc
Mới đây, công ty bảo mật Trend Micro đã tìm thấy 29 ứng dụng camera và bộ lọc làm đẹp được phân phối trên Google Play có đi kèm với các loại mã độc bên trong. Các ứng dụng này được nhiều người dùng tại các nước châu Á ưa chuộng bởi tính năng làm da mặt thông qua các bộ lọc màu cũng như chỉnh sửa hình ảnh.
Tuy nhiên, thay vì cung cấp các tính năng làm đẹp theo như mô tả thì Trend Micro đã phát hiện ra các ứng dụng có tên "Beauty Camera", "Pro Beauty Camera" và "Horizontal Beauty" này lại cung cấp và hiển thị quảng cáo ở dạng toàn màn hình trên điện thoại của người dùng mỗi khi mở khóa máy. Một trong số các loại quảng cáo được hiển thị, khi click vào sẽ tự động tải về một trình xem phim khiêu dâm mà nó thậm chí còn chả hoạt động, kể cả khi người dùng đã chấp nhận trả phí để được xem.
Tệ hơn nữa, một số ứng dụng còn sử dụng các kỹ thuật "phishing" (kỹ thuật giả mạo) nhằm đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng. Một trong số hình thức giả mạo này là tạo ra một cuộc thi không có thật và luôn luôn để nạn nhân là người chiến thắng, và để nhận giải thưởng thì nạn nhân sẽ phải nhập các thông tin cá nhân, thậm chí là cả thông tin thẻ tín dụng. Một số ứng dụng khác thì cho phép người dùng tải lên các bức ảnh selfie cần chỉnh sửa, nhưng thay vì trả lại các bức ảnh đã được "làm màu", các ứng dụng này sẽ lưu trữ lại ảnh của người dùng và sử dụng cho việc tạo ra các tài khoản giả mạo trên mạng xã hội.
Cũng giống như các loại mã độc khác, một khi cài đặt vào máy thì rất khó để có thể xóa đi các ứng dụng này. Biểu tượng ứng dụng sẽ bị ẩn khỏi menu ứng dụng, khiến chúng không thể bị gỡ cài đặt chỉ bằng cách kéo và thả như bình thường. Tin tốt là Google đã phát hiện ra các loại ứng dụng giả mạo này và đã gỡ khỏi kho ứng dụng của mình. Để phòng tránh việc bị lây nhiễm mã độc, Trend Micro khuyên người dùng trước khi cài đặt bất cứ ứng dụng nào, hãy kéo xuống dưới đọc bình luận từ những người dùng khác.
Trên đây chỉ là một số ít các loại ứng dụng và mã độc đã lọt qua được vòng kiểm duyệt của Google. Google có lẽ sẽ cần phải cứng rắn hơn cũng như kiểm duyệt chặt chẽ các ứng dụng được phép phân phối trên Google Play, bởi tới khi được phát hiện thì đã có quá nhiều người dùng là nạn nhân của các loại mã độc này. Người dùng cũng nên tránh cài đặt ứng dụng từ các nguồn không tin cậy để tránh trở thành các nạn nhân tiếp theo.
Theo GenK
PUBG chuyển sang free-to-play từ tháng sau
Cửu Long Tranh Bá hồi sinh tại Việt Nam vào ngày 05/5
LMHT, Tốc Chiến, Free Fire, LQM, Đột Kích, PUBG Mobile, MLBB và FO4 được đưa vào SEA Games 31
Huyền thoại Liên Quân Mobile, cựu sao LMHT và streamer nổi tiếng chuyển sang thi đấu Tốc Chiến
YouTube ngày càng có quá nhiều quảng cáo gây khó chịu, cư dân mạng xôn xao chỉ nhau cách "lách luật"
Giải đấu PUBG lớn nhất hành tinh sẽ được tổ chức đan xen LAN và online
Gold Game Việt Nam bị thu hồi toàn bộ giấy phép G1, G2, G3, G4
-
PUBG Mobile là tựa game hay nhất trên Android năm 2018
-
Cửa hàng ứng dụng Google Play Store làm mới toàn bộ giao diện, sáng hơn, trắng hơn và rõ ràng hơn
-
Google đưa tính năng gây bực mình nhất Internet lên cửa hàng Play Store
-
Xuất hiện ứng dụng tìm và diệt các ứng dụng “Made in China” gây tranh cãi trên Google Play Store, mới ra mắt đã có hơn 1 triệu lượt tải
-
Ấn Độ cấm TikTok, Mobile Legends, Clash of Kings cùng gần 60 ứng dụng Trung Quốc nổi tiếng
-
Sau Facebook, đến lượt Google bị Apple khóa ứng dụng