Bộ Tài chính xây dựng Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

ictnews Bộ Tài chính đang dự thảo Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Quy định này nhằm quản lý các hoạt động TMĐT xuyên biên giới có xu hướng tăng nhanh khi TMĐT toàn cầu đang phát triển nhanh.

Lazada là sàn TMĐT có nhiều người bán hàng xuyên biên giới. (Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet)

Tại Việt Nam đã xuất hiện các sàn TMĐT như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Adayroi... mà tốc độ tăng trưởng của các trang này rất cao, trong đó hoạt động TMĐT xuyên biên giới cũng có xu hướng tăng nhanh. Với đặc điểm nổi bật của TMĐT xuyên biên giới là thời gian để đưa ra các giao dịch là rất nhanh, thuận tiện trong việc thanh toán và nhận hàng, do đó cơ quan quản lý cần thay đổi theo hướng đơn giản, nhất quán, minh bạch, không phân biệt và tìm ra những biện pháp quản lý nhằm giải phóng nhanh hàng hoá trong khi vẫn  đảm bảo yêu cầu về tuân thủ pháp luật.

Bộ Tài chính cho rằng, hoạt động TMĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang chịu sự quản lý của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính. Theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 15/5/2013 thì việc quản lý hoạt động TMĐT nói chung được Chính phủ giao Bộ Công Thương là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, Bộ Công Thương sẽ quản lý cấp phép cho các sàn TMĐT, còn Bộ Tài chính quản lý thuế xuất nhập khẩu và kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu qua con đường TMĐT.

Nhận thấy việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý, xây dựng khung pháp lý cho hoạt động TMĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là cấp bách trong thời điểm hiện nay, Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 của Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020 đã giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng “Đề án quản lý hoạt động TMĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.

Mục tiêu của Đề án là đưa ra các giải pháp quản lý hoạt động TMĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm: Đảm bảo việc quản lý toàn diện của nhà nước trong lĩnh vực TMĐT. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo việc kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định pháp luật tránh lợi dụng hoạt động TMĐT để trốn thuế, vi phạm các chính sách mặt hàng, sở hữu trí tuệ, xuất xứ, vận chuyển hàng cấm vào Việt Nam và ngược lại.

Đối tượng điều chỉnh của Đề án gồm: cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động TMĐT (cơ quan hải quan, cơ quan thuế, cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan quản lý hoạt động TMĐT); người mua hàng (tổ chức, cá nhân); người bán hàng; chủ các sàn giao dịch TMĐT; các doanh nghiệp thực hiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; doanh nghiệp là đại lý cho các sàn giao dịch TMĐT; website TMĐT bán hàng; doanh nghiệp là đại lý làm thủ tục hải quan…

Theo số liệu từ Hiệp hội TMĐT Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đóng góp 21% doanh thu tổng TMĐT toàn cầu và tạo ra nhiều lợi ích cho cả người mua và người bán. Năm 2018 có 1,6 tỷ người trên thế giới mua sắm trực tuyến, dự kiến năm 2019 kinh doanh TMĐT toàn cầu ước tính đạt 3,4 nghìn tỷ USD và con số này sẽ tăng lên 4,06 nghìn tỷ USD vào năm 2020.

Tại Việt Nam, theo số liệu công bố của Statista, năm 2018, doanh thu TMĐT Việt Nam đạt 2,269 tỷ USD và nằm trong top 6 nền TMĐT phát triển nhất năm 2018. Qua báo cáo ba năm liên tiếp (từ năm 2017 đến năm 2019) về Chỉ số TMĐT Việt Nam (EBI) của Hiệp hội TMĐT Việt Nam cho thấy tốc độ tăng trưởng trung bình năm từ 25% đến 30%. Nếu Việt Nam vẫn duy trì mức độ tăng trưởng này thì quy mô thị trường TMĐT Việt Nam năm 2025 đứng thứ ba Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia và Thái Lan.

Ngày tàn của Big Tech sắp đến?

Với những khó khăn của năm cũ, một số người cho rằng Big Tech sắp đến “ngày tàn”. Nhưng sự thật có phải như vậy?

Loạt giải pháp công nghệ hạ tầng tiên tiến của Bizfly Cloud

Trước nhu cầu chuyển đổi của doanh nghiệp, Bizfly Cloud tiên phong triển khai, phát triển các công nghệ đang là xu hướng trên thế giới.

MobiFone và Nokia hợp tác thúc đẩy thương mại hóa dịch vụ 5G

Ngày 27/2/2023 MobiFone và Nokia ký kết thỏa thuận hợp tác về công nghệ 5G, hướng đến tăng thị phần 5G cho MobiFone và đem lại lợi ích cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam.

'Bộ Tứ' bán dẫn sẽ có hệ thống cảnh báo cung ứng riêng

Liên minh bán dẫn do Mỹ dẫn đầu, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan sẽ thiết lập hệ thống cảnh báo sớm nhằm ngăn chặn đứt gãy cung ứng phần cứng công nghệ có thể xảy ra.

Trung Quốc tìm cách ngăn trẻ em ‘nghiện’ TikTok

Nhà chức trách Trung Quốc cho biết, sẽ siết chặt quản lý video ngắn để ngăn trẻ em ‘nghiện ngập’.

Tại sao khinh khí cầu do thám vẫn được Lầu Năm Góc trọng dụng? Icon

Khinh khí cầu do thám thực sự đã tồn tại hàng thế kỷ. Nhưng vì sao nó vẫn được Mỹ trọng dụng, ngay cả khi đã có nhiều công nghệ hiện đại như máy bay và vệ tinh?

Thứ trưởng Bộ TT&TT ấn tượng với cách Viettel đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới

Trong phiên khai mạc Hội nghị Di động Thế giới (MWC) ngày 27/2/2023, ông Phạm Đức Long - Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông đã tới thăm gian hàng của Tập đoàn Viettel - đại diện duy nhất của Việt Nam tại hội nghị này.

Nhà Trắng ra hạn chót cấm TikTok

Ngày 27/2, Nhà Trắng thông báo các cơ quan chính phủ có 30 ngày để đảm bảo TikTok, ứng dụng có nguồn gốc Trung Quốc, không xuất hiện trên các thiết bị và hệ thống liên bang.

VTI Academy - bệ phóng ước mơ IT của giới trẻ

Với hệ thống bài giảng tại được đầu tư chi tiết, chất lượng, bám sát yêu cầu thực tế của nhà tuyển dụng, VTI Academy cam kết đầu ra với 100% học viên, đồng hành cùng các bạn nhanh chóng xin việc thành công.

Trainocate hợp tác AWS đẩy mạnh đào tạo điện toán đám mây

Tại Việt Nam, AWS đã ủy quyền Trainocate triển khai các chương trình đào tạo điện toán đám mây cho học viên và doanh nghiệp.

Đang cập nhật dữ liệu !