Cha đẻ Ola nhảy vào làm mạng xã hội hẹn hò cho giới trẻ Việt

ictnews Nhà sáng lập Ola, mạng xã hội từng khuấy động một thời tại Việt Nam, nay bắt đầu nhảy vào làm mạng xã hội hẹn hò Hotit dành cho giới trẻ.

Giới trẻ thế hệ 8x và đầu 9x ít ai không biết Ola, mạng xã hội Việt Nam đầu tiên ra đời năm 2007. Mạng xã hội này phát triển cực thịnh những năm khoảng 2010 nhưng sau đó phai nhạt dần và đóng cửa năm 2018 trước sự cạnh tranh của các công cụ giải trí khác trên mạng.

Lưu Minh Khoa, sáng lập Ola, nay sáng lập và điều hành Hotit - Ảnh: Hải Đăng

Lưu Minh Khoa, sinh năm 1982, nhà sáng lập và vận hành Ola, nay quyết định nhảy vào làm mạng xã hội hẹn hò cho giới trẻ Việt Nam, lấy tên Hotit.

"Ola có kiếm được tiền không?", tôi băn khoăn hỏi vì thời đó có vẻ không thấy quảng cáo trên Ola. "Nhiều chứ", Khoa trả lời. "Tôi kiếm tiền từ người dùng. Họ mua tài khoản VIP, các avatar độc đáo,... Tôi cũng sẽ kiếm tiền từ người dùng trên Hotit". Hotit là mạng xã hội hẹn hò dành cho giới trẻ.

"Tôi không đủ lực cạnh tranh với Facebook hay Youtube hay Instagram, do đó sẽ nhảy vào thị trường ngách là hẹn hò. Các ứng dụng hẹn hò hiện nay khá đơn giản, không trở thành sân chơi của người sử dụng. Do đó tôi làm Hotit, vừa nhắm đến giới trẻ cần hẹn hò nhưng vẫn tạo sân chơi cho họ", Khoa giải thích.

Theo Khoa, thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam hiện nay được nắm giữ bởi Google và Facebook, do đó nếu vẫn kiếm tiền bằng quảng cáo thì không ăn thua. Do đó, anh sẽ lập một mạng xã hội đủ thu hút để người dùng tham gia chơi và trả tiền khi cần dùng những dịch vụ cao cấp.

Tin nhắn, status biến mất sau 24 giờ

Điểm khác biệt của Hotit là các tin nhắn chat vu vơ, các status miêu tả cảm xúc tạm thời sẽ mất đi trong vòng 24 giờ đồng hồ.

Khoa giải thích rằng những đoạn trạng thái mang tính cảm xúc nhất thời của các bạn trẻ nhiều lúc họ sẽ muốn quên đi, không muốn hiển thị trên trang cá nhân. Các tin nhắn chat cũng vậy. Do đó, các tin nhắn và bài đăng sẽ tự động mất đi sau 24 tiếng đồng hồ.

Các tin nhắn chat nếu không gắn chủ đề sẽ bị ẩn đi trong vòng 24 giờ.

Tất cả tin nhắn và bài viết của người dùng sẽ tự động mất đi nếu ban đầu họ không gắn chủ đề cho nó. Chẳng hạn, trước khi đăng một nội dung, người dùng có thể chọn chủ đề cho bài viết của mình theo các chủ đề như "thả thính", "khoe của", "kỷ niệm",... hoặc tự tạo ra chủ đề cho mình. Lúc này, các tin nhắn hay bài viết mới được lưu giữ.

Hotit cũng thiết kế các status dạng chủ đề. Để xem bài viết trên mạng xã hội này, người dùng vuốt sang trái hoặc sang phải để xem, không vuốt lên xuống như trên Facebook. Cách thiết kế này, theo Khoa, sẽ giúp người xem tập trung hơn vào một nội dung, một chủ đề nào đó.

Like bao nhiêu lần cũng được!

Khác với Facebook, trên Hotit người dùng có thể like một bài viết bao nhiêu lần cũng được. Bài viết càng được like nhiều thì càng nổi bật, hiển thị ở vị trí đẹp để ai cũng nhìn thấy. Tương tự, bạn có thể thả mặt cười, thả tim, giận dữ, buồn cho status.

Thay vì mất đi sau 24 giờ hoặc trôi mất như thông thường, một nội dung được nhiều lượt like hay thả tim sẽ hiển thị ở vị trí đẹp trong một thời gian dài hơn. Nếu người dùng thần tượng một ai đó, thích một ai đó, muốn ủng hộ một bài đăng nào đó, có thể bấm like nhiều lần để nội dung đó hiển thị lâu hơn.

Hiện nay người dùng có thể like bao nhiêu cũng được, nhưng về sau Hotit sẽ giới hạn số lượng like trong ngày. Nếu muốn like hay thả tim nhiều hơn, người dùng phải... mua.

Muốn like một status bao nhiêu lần cũng được!

Chat room, chat riêng, chat video

Tương tự một số mô hình trước đây, người dùng Hotit có thể cùng tham gia vào một phòng chat có nhiều người. Hoặc có thể chat riêng có thấy hình người đang chat với mình (tương tự chat webcam thời Yahoo).

Người dùng cũng có thể livestream trong một nhóm đã tạo trước đó. Người tạo nhóm chat (host) có thể mời thêm một vài người khác cùng livestream cùng với mình, biến hình thức này thành một buổi hội thảo với vài thành viên chủ chốt sẽ tham gia ý kiến.

Những cách "thả thính" trên Hotit

Khi đăng ký thành viên mới, người chơi có thể chọn trên bảng tin bất kỳ ai để chọn làm quen và bắt đầu chat với người đó. Người tham gia cũng có thể tìm kiếm những thành viên khác ở gần vị trí của mình, chọn lọc tuổi và giới tính, để bắt đầu làm quen.

Hotit có tính năng ghép đôi hai người với nhau. Ban đầu, thành viên mới chỉ được nhận ghép đôi, chỉ khi tăng uy tín thì mới có thể sử dụng tính năng tìm kiếm người phù hợp với mình.

Hangout, một tính năng thú vị dự kiến ra mắt vào tháng 9 tới sẽ cho phép người tham gia "thả thính" rộng rãi và chủ động hơn. Chẳng hạn một người có thể đăng lên một trạng thái cho biết đang rảnh trong khoảng thời gian nào đó, muốn gặp ai đó, đồng thời có thể cài đặt để chỉ những đối tượng mình mong muốn mới thấy được nội dung. Người đó thậm chí có thể cài đặt để những người trong danh sách bạn bè không thấy bài đăng, hoặc nhắm đến một vài thành viên cụ thể.

Lưu Minh Khoa cho biết hiện nay mỗi ngày Hotit có khoảng 1.700 thành viên sử dụng ứng dụng (active user). Sau hai tháng chính thức chạy ứng dụng, hiện có gần 60 ngàn người đăng ký thành viên.

Silicon Valley đổ tiền vào startup Việt Nam

Việt Nam đã thu hút 2,6 tỷ USD tài trợ thông qua 233 thương vụ tư nhân trong năm 2021. Số lượng các công ty khởi nghiệp cũng tăng gấp đôi trong dịch Covid-19.

Ông Phùng Tuấn Đức rời Gojek Việt Nam

Gojek vừa công bố bổ nhiệm ông Sumit Rathor làm Tổng Giám đốc của Gojek tại Việt Nam, thay ông Phùng Tuấn Đức vừa rời công ty này để theo đuổi sự nghiệp riêng.

SotaTek mở văn phòng mới tại Hàn Quốc

Công ty cổ phần công nghệ SotaTek, đại diện Việt Nam đi đầu về công nghệ blockchain khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) vừa khai trương văn phòng tại Hàn Quốc với mục tiêu chinh phục thị trường đầy tiềm năng này.

Tận dụng thời cơ vàng để Việt Nam có những kỳ lân công nghệ

Việt Nam đang là một trong 3 trụ cột của tam giác vàng khởi nghiệp và còn dư địa lớn để phát triển, đồng thời sở hữu nguồn nhân lực dồi dào, cần tận dụng thời cơ này để phát triển.

Hà Nội đã công nhận 30 sản phẩm, dịch vụ công nghiệp chủ lực

Theo Sở TT&TT Hà Nội, tính đến trung tuần tháng 12/2022, Thành phố đã triển khai đánh giá, xét chọn và công nhận 30 sản phẩm, dịch vụ CNTT của 7 doanh nghiệp là sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thủ đô.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang “khát vốn”

Nhận định các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang rất khát vốn để hoạt động, đại diện Viện Chiến lược TT&TT cũng chỉ ra 3 điểm nghẽn trong việc huy động vốn của nhóm doanh nghiệp này.

CTO Sky Mavis và khát vọng đưa công nghệ Việt cạnh tranh ‘sòng phẳng’ với nước ngoài

Cùng với CEO Nguyễn Thành Trung và Art Director Tú Đoàn, CTO Hồ Sỹ Việt Anh mong muốn thông qua tựa game Axie Infinity có thể mang sản phẩm công nghệ Việt cạnh tranh “sòng phẳng” với nước ngoài.

39 quỹ đầu tư cam kết "rót" 1,5 tỷ USD vào các startup Việt trong 3 năm tới

Tại Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2022, 39 quỹ đầu tư đã cam kết đầu tư 1,5 tỷ USD vào các dự án, công ty khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam trong 3 năm tới.

Startup giải mã gen dựa trên dữ liệu lớn của người Việt thắng giải VietChallenge

Dịch vụ xét nghiệm gen dựa trên bộ dữ liệu lớn dành riêng cho người Việt của GeneStory đã giành chiến thắng tại VietChallenge 2022.

Bloomberg: VNG hướng "tầm ngắm" ra thị trường thế giới

‘Bảo vệ thành công thị trường quê nhà 100 triệu dân trước các gã khổng lồ như Facebook, VNG bật chế độ tấn công’.

Đang cập nhật dữ liệu !