Các nước ASEAN có cơ hội vươn lên thành trung tâm kỹ thuật số hàng đầu thế giới

Vân Anh Nhà báo

Xem các bài viết của tác giả

Theo ông Paul Yeo, CEO tập đoàn Confexhub, báo cáo của Kearney đã chỉ ra rằng, việc áp dụng thành công chương trình chuyển đổi số có thể đóng góp tăng trưởng 1.000 tỷ USD vào tổng GDP của ASEAN trong 10 năm tới.

Thông tin trên vừa được ông Paul Yeo, CEO tập đoàn Confexhub chia sẻ tại hội nghị chuyển đổi số Việt Nam 2022 chủ đề “Nâng cao nguồn nhân lực số”.

Đây là sự kiện được VINASA phối hợp với eduCLaaS, nền tảng nâng cao kỹ năng số tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Confexhub - nhà cung cấp giải pháp mạng lưới các nhà lãnh đạo tư tưởng (Think-tank) tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. 

Hội nghị “Nâng cao nguồn nhân lực số” diễn ra ngày 29/11.

Theo Phó Chủ tịch VINASA Nguyễn Thị Thu Giang, hội nghị nhằm mục đích cung cấp kiến thức cho lĩnh vực công và tư, đồng thời thúc đẩy hợp tác song phương trong việc cải tiến nền giáo dục vì lợi ích chung toàn cầu, đồng hành cùng chương trình chuyển đổi số trong khu vực các nước ASEAN, góp phần cải thiện kỹ năng số và khả năng cạnh tranh số. 

Trao đổi tại sự kiện, ông Paul Yeo nhận định, các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số đang làm thay đổi các ngành công nghiệp, làm phong phú thêm cuộc sống cũng như thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. 

Cuộc cách mạng kỹ thuật số cũng tác động đến cuộc sống hàng ngày, các hoạt động kinh tế khiến việc sử dụng tiền mặt ngày càng trở nên lỗi thời và các thành phố cũng trở nên thông minh và an toàn hơn. 

 Ông Paul Yeo, CEO tập đoàn Confexhub trao đổi tại hội nghị.

Vị CEO Confexhub cho hay, mặc dù ASEAN bị coi là tụt hậu so với các nước khác trên thế giới về nền kinh tế kỹ thuật số, song các nước ASEAN có tiềm năng lọt vào top 5 nền kinh tế kỹ thuật số hàng đầu thế giới vào năm 2025. 

Theo một báo cáo của công ty tư vấn Kearney, nếu thực hiện thành công, triệt để chương trình chuyển đổi số, GDP của ASEAN có thể được bổ sung 1.000 tỷ USD vào tổng GDP trong 10 năm tới và giúp ASEAN vươn lên trở thành trung tâm kỹ thuật số hàng đầu thế giới.

“Chúng tôi tin rằng cần có những thay đổi lớn trong việc tái suy nghĩ, tái định hình và tái tạo hệ sinh thái phát triển nhân lực có khả năng kết hợp việc học tập với thực hành, đào tạo ra lực lượng lao động tương lai với đủ các kỹ năng cần thiết để đóng góp cho sự phát triển bền vững, khả năng cạnh tranh cũng như khả năng phục hồi của các nước ASEAN”,  ông Paul Yeo nói.

Các chuyên gia cũng thống nhất rằng, các quốc gia thành viên ASEAN đang thực hiện từng bước vững vàng trong hành trình chuyển đổi số. Điều này dẫn đến sự gia tăng chưa từng thấy trong nhu cầu về kỹ năng số, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ sinh thái giáo dục đào tạo thuận lợi cùng khả năng phát triển nguồn nhân lực số.

Các nước thành viên ASEAN đang tích cực thực hiện hành trình chuyển đổi số. (Ảnh minh họa)

Với nhu cầu chuyển đổi số ngày càng gia tăng cùng sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các chuyên gia cho rằng, các hoạt động đào tạo cũng cần được đổi mới để phù hợp với nhu cầu dạy và học ngày càng thay đổi, đặc biệt là sau dịch Covid-19.

Tại Việt Nam, nguồn nhân lực số được xác định là một yếu tố quan trọng, mang tính quyết định tới thành công của chuyển đổi số quốc gia. Với vai trò là cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, đơn vị chủ trì triển khai Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", Bộ TT&TT đã tích cực thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực số. 

Đưa vào hoạt động nền tảng OneTouch là cách tiếp cận mới của Việt Nam trong bồi dưỡng kỹ năng.

Theo Bộ TT&TT, để đáp ứng được nhu cầu nhân lực làm việc trong lĩnh vực CNTT, trong bối cảnh lực lượng này thiếu hụt, đại học số chính là giải pháp đột phá, là lời giải cho nhân lực số Việt Nam. Bên cạnh đó, với quan điểm mỗi người Việt Nam đều cần có kỹ năng số, một giải pháp đã được Bộ TT&TT triển khai là xây dựng và đưa vào vận hành nền tảng học trực tuyến mở đại trà OneTouch từ tháng 4. Sau 6 tháng hoạt động, đến đầu tháng 11, đã có 10 triệu lượt người dùng Việt Nam lên nền tảng này học tập.

Nhiều đài phát thanh truyền hình vẫn dùng "bầu sữa" ngân sách, chưa thể tự chủ

Các đài phát thanh truyền hình tại Việt Nam phần lớn có doanh thu năm chỉ từ 2 tỷ đến dưới 20 tỷ đồng. Đa phần các đài chưa thể tự chủ và phải phụ thuộc vào "bầu sữa" ngân sách.

Liên minh bảo vệ nội dung toàn cầu chặn 'trùm' web lậu tại Việt Nam

Ngày 28/2/2023, Liên minh Sáng tạo và Giải trí (ACE) ra thông báo đã ngăn chặn đường dây vi phạm bản quyền của USTVGO tại Việt Nam.

Tám giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ công trực tuyến

Với trọng tâm năm 2023 là cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình có chất lượng, được người dân sử dụng nhiều, đại diện Bộ TT&TT đề nghị các địa phương lưu ý thực hiện 8 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công online.

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bổ sung 4 chức năng mới

Từ ngày 1/3, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đưa vào thử nghiệm một số chức năng mới giúp nâng cao tính năng quản lý, tìm kiếm, tổng hợp thông tin và thêm công cụ phân tích để hỗ trợ nhà thầu trong quyết định tham dự thầu.

KMS Healthcare khát vọng góp phần nâng tầm Y tế số Việt Nam

Phát triển chuyên sâu công nghệ trong lĩnh vực y tế, KMS Healthcare kỳ vọng tạo ra nhiều đóng góp vào ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.

Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ được gì cho kiến trúc sư Việt Nam?

AI hỗ trợ kiến trúc sư - đây là xu hướng mới hình thành ở ngành kiến trúc Việt Nam, trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng rộng khắp.

Nghịch lý trong doanh thu báo chí tại Việt Nam

Báo chí Việt Nam đã đóng góp vào việc phòng, chống đại dịch Covid-19. Song, nghịch lý là, doanh thu báo chí lại ghi nhận sự sụt giảm mạnh dù tỷ lệ người xem, người đọc tăng lên.

Cần biến tài nguyên dữ liệu thành nguồn lực, động lực phát triển trong kỷ nguyên số

Nhấn mạnh quan điểm dữ liệu là tài nguyên quý của quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số chỉ rõ: Cần biến tài nguyên này thành nguồn lực, động lực phát triển trong kỷ nguyên số.

Quyết “go global”, Rikkeisoft khai trương văn phòng đầu tiên tại Mỹ

RKTech - công ty con của Rikkeisoft vừa khai trương văn phòng tại thành phố Plano (bang Texas). Công ty phần mềm Việt Nam này muốn vươn tầm ảnh hưởng xa hơn tới Mỹ sau thành công tại Nhật Bản.

Việt Nam đã và đang tích hợp chatbot vào các website Chính phủ

Nền tảng chatbot đã được nhúng vào các trang web chính thức của một số cơ quan nhà nước Việt Nam với hai ứng dụng là kiểm tra triệu chứng Covid-19 và điều tra xã hội học.

Đang cập nhật dữ liệu !