Muốn chiếm lĩnh thị trường, doanh nghiệp Việt phải có sản phẩm, dịch vụ tốt

Vân Anh Nhà báo

Xem các bài viết của tác giả

Theo số liệu của Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, mặc dù các doanh nghiệp an toàn thông tin Việt Nam đã làm chủ được trên 90% dòng sản phẩm, song mới chiếm lĩnh được khoảng 1/3 giá trị thị trường.

Bảo đảm an toàn thông tin là yếu tố quan trọng, xuyên suốt trong quá trình chuyển đổi số quốc gia cũng như triển khai Chiến lược An toàn, an ninh mạng quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại Việt Nam. Khả năng thực hiện trọng trách này phụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp an toàn thông tin do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng mong muốn các doanh nghiệp an toàn thông tin Việt Nam tiếp tục tạo lập uy tín, khẳng định thương hiệu Make in Vietnam với người dùng trong nước và quốc tế.

Chia sẻ tại sự kiện trao danh hiệu “Chìa khóa vàng” năm 2022, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng nhận định, qua 7 lần chương trình được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) tổ chức, chúng ta đã lựa chọn được các doanh nghiệp có những sản phẩm, dịch vụ xuất sắc, góp phần vào phát triển hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin Việt Nam. 

“Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận với nhau rằng đây chỉ là bước đi ban đầu. Con đường làm chủ công nghệ, làm chủ sản phẩm, làm chủ thị trường ở phía trước của doanh nghiệp Việt Nam còn rất dài và nhiều khó khăn, thách thức”, Thứ trưởng lưu ý. 

Doanh nghiệp Việt hiện đã làm chủ trên 90% dòng sản phẩm an toàn thông tin mạng.

Thống kê của Cục An toàn thông tin cho thấy, số liệu doanh thu hàng quý, hàng năm của sản phẩm an toàn thông tin nội địa và sản phẩm nước ngoài còn chênh lệnh rất lớn. Doanh thu sản phẩm an toàn thông tin mạng nội địa mới đạt khoảng 60% so với doanh thu sản phẩm nước ngoài. Nghĩa là, dù làm chủ được trên 90% dòng sản phẩm song chúng ta chỉ chiếm lĩnh được khoảng 1/3 giá trị thị trường. 

Trả lời câu hỏi đâu là lời giải cho bài toán trên, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh: “Mấu chốt là thị trường. Thị trường là mở, là tuân theo quy luật cung cầu, do vậy mấu chốt vẫn là doanh nghiệp Việt Nam phải làm ra được những sản phẩm, dịch vụ tốt, thậm chí là tốt hơn sản phẩm, dịch vụ của nước ngoài”. 

Thứ trưởng chỉ rõ, một sản phẩm tốt cần tốt về chức năng, tính năng kỹ thuật; tốt về quy trình hỗ trợ; tốt về nhân sự hỗ trợ và tốt về chuyện thấu hiểu nhu cầu đặc thù của Việt Nam. Trong 4 yếu tố, chức năng, tính năng kỹ thuật sẽ do thị trường đánh giá, tuy nhiên sản phẩm Make in Vietnam hoàn toàn có ưu thế ở 3 yếu tố còn lại. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng lợi thế này.

Qua 7 năm, chương trình "Chìa khóa vàng" đã phát hiện, tôn vinh nhiều sản phẩm, giải pháp, dịch vụ xuất sắc của các doanh nghiệp Việt. 

Theo Phó Chủ tịch VNISA Vũ Quốc Khánh, trong 4 năm gần đây, chương trình “Chìa khóa vàng" (giai đoạn từ 2015 - 2019 là chương trình bình chọn các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin chất lượng cao, tiêu biểu - PV) đã chọn trao 154 danh hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam có những sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin xuất sắc.

Một số điểm mới của “Chìa khóa vàng” năm nay là lần đầu tiên số lượng dịch vụ đạt danh hiệu “Chìa khóa vàng” tăng trưởng vượt bậc và đạt ngang bằng với số sản phẩm và giải pháp đăng ký tham gia. “Điều này chứng tỏ thị trường cung ứng dịch vụ an toàn thông tin nội đã có bước chuyển biến tích cực”, đại diện VNISA bình luận. 

Đặc biệt, có 83% số sản phẩm và 66% dịch vụ đạt danh hiệu “Chìa khóa vàng” năm 2022 mới được đưa ra đánh giá lần đầu. 

Đại diện VNISA nhấn mạnh, chương trình “Chìa khóa vàng” năm nay ghi nhận sự đa dạng, ngày càng mở rộng hơn của các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin trong nước, với mức độ nội địa hóa và tự phát triển giải pháp khoa học kỹ thuật cao, hoàn toàn làm chủ công nghệ trong nhiều lĩnh vực. 

Năm nay có một số giải pháp an toàn thông tin lần đầu tiên xuất hiện như vấn đề an toàn Wi-Fi cho gia đình, hướng tới bảo vệ trẻ em trên mạng; hay giải quyết vấn đề ký số từ xa, một số bài toán chứng thực điện tử, quản lý định danh và xác thực sinh trắc học... Thực tế, một số sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể thay thế hàng ngoại.

Ngày tàn của Big Tech sắp đến?

Với những khó khăn của năm cũ, một số người cho rằng Big Tech sắp đến “ngày tàn”. Nhưng sự thật có phải như vậy?

Loạt giải pháp công nghệ hạ tầng tiên tiến của Bizfly Cloud

Trước nhu cầu chuyển đổi của doanh nghiệp, Bizfly Cloud tiên phong triển khai, phát triển các công nghệ đang là xu hướng trên thế giới.

MobiFone và Nokia hợp tác thúc đẩy thương mại hóa dịch vụ 5G

Ngày 27/2/2023 MobiFone và Nokia ký kết thỏa thuận hợp tác về công nghệ 5G, hướng đến tăng thị phần 5G cho MobiFone và đem lại lợi ích cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam.

'Bộ Tứ' bán dẫn sẽ có hệ thống cảnh báo cung ứng riêng

Liên minh bán dẫn do Mỹ dẫn đầu, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan sẽ thiết lập hệ thống cảnh báo sớm nhằm ngăn chặn đứt gãy cung ứng phần cứng công nghệ có thể xảy ra.

Trung Quốc tìm cách ngăn trẻ em ‘nghiện’ TikTok

Nhà chức trách Trung Quốc cho biết, sẽ siết chặt quản lý video ngắn để ngăn trẻ em ‘nghiện ngập’.

Tại sao khinh khí cầu do thám vẫn được Lầu Năm Góc trọng dụng? Icon

Khinh khí cầu do thám thực sự đã tồn tại hàng thế kỷ. Nhưng vì sao nó vẫn được Mỹ trọng dụng, ngay cả khi đã có nhiều công nghệ hiện đại như máy bay và vệ tinh?

Thứ trưởng Bộ TT&TT ấn tượng với cách Viettel đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới

Trong phiên khai mạc Hội nghị Di động Thế giới (MWC) ngày 27/2/2023, ông Phạm Đức Long - Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông đã tới thăm gian hàng của Tập đoàn Viettel - đại diện duy nhất của Việt Nam tại hội nghị này.

Nhà Trắng ra hạn chót cấm TikTok

Ngày 27/2, Nhà Trắng thông báo các cơ quan chính phủ có 30 ngày để đảm bảo TikTok, ứng dụng có nguồn gốc Trung Quốc, không xuất hiện trên các thiết bị và hệ thống liên bang.

VTI Academy - bệ phóng ước mơ IT của giới trẻ

Với hệ thống bài giảng tại được đầu tư chi tiết, chất lượng, bám sát yêu cầu thực tế của nhà tuyển dụng, VTI Academy cam kết đầu ra với 100% học viên, đồng hành cùng các bạn nhanh chóng xin việc thành công.

Trainocate hợp tác AWS đẩy mạnh đào tạo điện toán đám mây

Tại Việt Nam, AWS đã ủy quyền Trainocate triển khai các chương trình đào tạo điện toán đám mây cho học viên và doanh nghiệp.

Đang cập nhật dữ liệu !