Lật tẩy những chiêu trò sinh tồn 'bẩn thỉu' của các nhà buôn trên Amazon

Amazon giờ đây đã không còn là một thị trường đầy sáng tạo của thương mại điện tử. Thị trường này đã trở thành một hệ thống đồ sộ, là nơi giữ tiền, đặt gian hàng, cung cấp nhà kho, vận chuyển, quảng cáo hay đóng thuế hộ.

Giết người không dao

Anh Kevin Harmon, một chủ cửa hàng chuyên bán DVD và sách báo trên Amazon cho biết mình đã bị đóng băng tài khoản trị giá 20.000 USD và không tài nào xin lại được. Sau khi sa thải nhân viên cũng như bán dọn kho, anh Kevin ngậm ngùi: "Họ không đập chết bạn khi bạn còn nhỏ. Họ sẽ chờ cho đến khi bạn lớn và cần thuê nhân viên, cần điền hồ sơ luật, vay vốn cùng cả một kho chứa đầy hàng. Thế rồi họ sẽ cho thấy rằng họ chẳng cần bạn nữa".

Trên thực tế, nhận định của anh Kevin chỉ đúng phần nào bởi việc cạnh tranh trên Amazon không phải về giá hay chất lượng do chúng tương tự nhau, mà là bằng cách xuất hiện trước mắt khách hàng nhiều nhất có thể. Để làm được điều này, các đối thủ phải trù dập nhau, ăn cắp ý tưởng hay sử dụng các chiêu trò để có thể thành công, và đối tượng họ nhắm đến thường là những cửa hàng lớn đã có tên tuổi trên Amazon.

Quay lại câu chuyện của anh Zac, đơn khiếu nại của anh bị từ chối và anh đã phải viết thư lên cho nhà sáng lập Jeff Bezos khi không còn nghĩ ra bất kỳ "tội" nào nữa. Thông thường các thuật toán sẽ không chấp nhận đơn khiếu nại thừa nhận cùng 1 tội 2 lần. Bức thư này của anh Zac cũng chẳng được ngó ngàng tới và cuối cùng anh phải xin địa chỉ email của một quản lý cấp cao để nói chuyện thì mới được trả lại tài khoản. Tổng cộng vụ việc khiến anh mất tới 150.000 USD doanh số.

Một trường hợp khác tệ hại hơn là anh John Harris, chuyên bán đồ dùng cho người thích thám hiểm sinh tồn như bình cứu hỏa, đồng hồ chống nước, la bàn… Nhận thức được sự cạnh tranh "bẩn thỉu" trên Amazon, anh John đã đăng ký bản quyền thương hiệu các sản phẩm của mình với Amazon. Thậm chí anh còn mua một phần mềm tự động gửi thư khiếu nại đến Amazon nếu có ai đó cố tình ăn cắp và bán sản phẩm giống hệt của mình.

Tưởng chừng mọi chuyện đã an toàn, thế rồi một ngày đẹp trời tháng 9/2018, tên tài khoản bán hàng của anh được chuyển cho một người khác. Mặc dù John đã cố khiếu nại với Amazon nhưng chẳng có hồi âm nào. Hóa ra, đối thủ cạnh tranh đã nhắm đến cửa hàng của anh gần 1 năm nay. Trong khi John cố gắng đăng ký bản quyền thương hiệu sản phẩm thì anh lại quên không đăng ký nhận diện thương hiệu tên tài khoản bán hàng của mình.

Lật tẩy những chiêu trò sinh tồn bẩn thỉu của các nhà buôn trên Amazon - Ảnh 1.

Nhà sáng lập Amazon, CEO Jeff Bezos

Thế là đối thủ lấy ảnh những sản phẩm của anh, kèm thiết kế và các chữ ký trong danh sách quảng cáo bán hàng để đăng ký bản quyền tên chủ tài khoản. Sau đó họ nghiễm nhiên được Amazon cấp tên tài khoản của anh John và đá anh ra khỏi cuộc chơi. Kể từ đây, khách hàng mua sản phẩm cứ tưởng họ đang mua của John nhưng lại là một người khác với hàng nhái gần tương tự.

Tồi tệ hơn, sau khi bị anh John làm phiền quá nhiều, đối thủ đã khiếu nại lên Amazon rằng anh đang ăn cắp bản quyền khi đăng ký thương hiệu sản phẩm. Thế rồi Amazon gửi email cảnh báo anh John đang ăn cắp bản quyền của sản phẩm do chính anh làm ra.

Những kiểu tấn công như vụ của anh John đang ngày càng phổ biến trên Amazon. Ngày càng nhiều người bán kẻ mua đồng nghĩa với ngày càng nhiều cạnh tranh để lên top trang tìm kiếm. Amazon có tới nửa tỷ sản phẩm bày bán tại chợ online nhưng chỉ có khoảng 20.000 người bán, tương ứng chưa đến 0,3% là có doanh số hơn 1 triệu USD/năm. Đây là lý do khiến hàng loạt vụ tấn công và chơi xấu diễn ra.

Ngoài việc đánh cắp tài khoản, họ có thể mua quảng cáo từ Google cho đối thủ nhưng lại quảng cáo sản phẩm không liên quan, hoặc thuê tin tặc thay đổi màu sản phẩm trên trang quảng cáo của đối thủ để bị báo cáo bán không đúng mô tả. Hay tệ hơn, họ có thể thay đổi sản phẩm của bạn sang những mặt hàng nhạy cảm như đồ chơi tình dục, khiến người mua phải báo cáo với Amazon.

Thậm chí vào tháng 9/2018, tờ Wall Street Journal thông báo Amazon đang điều tra các nhân viên của họ ở Mỹ và Trung Quốc vì đã để lộ thông tin khách hàng, chủ cửa hàng ra bên ngoài cũng như nhận hối lộ. Tuy nhiên 1 tháng sau, báo cáo chính thức cho thấy chỉ có 1 người bị đuổi việc.

Rõ ràng, Amazon giờ đây đã không còn là một thị trường đầy sáng tạo của thương mại điện tử. Thị trường này đã trở thành một hệ thống đồ sộ, là nơi giữ tiền, đặt gian hàng, cung cấp nhà kho, vận chuyển, quảng cáo hay đóng thuế hộ. Tuy nhiên, quyền lực quá lớn đã khiến Amazon ngày càng trở nên quan liêu cùng những chiêu trò cạnh tranh bẩn thỉu.

 

Theo Thời Đại/The Verge

Silicon Valley đổ tiền vào startup Việt Nam

Việt Nam đã thu hút 2,6 tỷ USD tài trợ thông qua 233 thương vụ tư nhân trong năm 2021. Số lượng các công ty khởi nghiệp cũng tăng gấp đôi trong dịch Covid-19.

Ông Phùng Tuấn Đức rời Gojek Việt Nam

Gojek vừa công bố bổ nhiệm ông Sumit Rathor làm Tổng Giám đốc của Gojek tại Việt Nam, thay ông Phùng Tuấn Đức vừa rời công ty này để theo đuổi sự nghiệp riêng.

SotaTek mở văn phòng mới tại Hàn Quốc

Công ty cổ phần công nghệ SotaTek, đại diện Việt Nam đi đầu về công nghệ blockchain khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) vừa khai trương văn phòng tại Hàn Quốc với mục tiêu chinh phục thị trường đầy tiềm năng này.

Tận dụng thời cơ vàng để Việt Nam có những kỳ lân công nghệ

Việt Nam đang là một trong 3 trụ cột của tam giác vàng khởi nghiệp và còn dư địa lớn để phát triển, đồng thời sở hữu nguồn nhân lực dồi dào, cần tận dụng thời cơ này để phát triển.

Hà Nội đã công nhận 30 sản phẩm, dịch vụ công nghiệp chủ lực

Theo Sở TT&TT Hà Nội, tính đến trung tuần tháng 12/2022, Thành phố đã triển khai đánh giá, xét chọn và công nhận 30 sản phẩm, dịch vụ CNTT của 7 doanh nghiệp là sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thủ đô.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang “khát vốn”

Nhận định các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang rất khát vốn để hoạt động, đại diện Viện Chiến lược TT&TT cũng chỉ ra 3 điểm nghẽn trong việc huy động vốn của nhóm doanh nghiệp này.

CTO Sky Mavis và khát vọng đưa công nghệ Việt cạnh tranh ‘sòng phẳng’ với nước ngoài

Cùng với CEO Nguyễn Thành Trung và Art Director Tú Đoàn, CTO Hồ Sỹ Việt Anh mong muốn thông qua tựa game Axie Infinity có thể mang sản phẩm công nghệ Việt cạnh tranh “sòng phẳng” với nước ngoài.

39 quỹ đầu tư cam kết "rót" 1,5 tỷ USD vào các startup Việt trong 3 năm tới

Tại Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2022, 39 quỹ đầu tư đã cam kết đầu tư 1,5 tỷ USD vào các dự án, công ty khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam trong 3 năm tới.

Startup giải mã gen dựa trên dữ liệu lớn của người Việt thắng giải VietChallenge

Dịch vụ xét nghiệm gen dựa trên bộ dữ liệu lớn dành riêng cho người Việt của GeneStory đã giành chiến thắng tại VietChallenge 2022.

Bloomberg: VNG hướng "tầm ngắm" ra thị trường thế giới

‘Bảo vệ thành công thị trường quê nhà 100 triệu dân trước các gã khổng lồ như Facebook, VNG bật chế độ tấn công’.

Đang cập nhật dữ liệu !