NASA bị hack, dữ liệu sứ mệnh du hành vũ trụ bị đánh cắp

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) xác nhận máy tính của Phòng thí nghiệm Tên lửa đẩy (JPL) bị hack năm ngoái.

Theo đó, tin tặc đã xâm nhập qua thiết bị máy tính rẻ tiền Raspberry Pi, đánh cắp 500 MB dữ liệu quan trọng về sứ mệnh chinh phục vũ trụ của NASA.

Nếu chỉ sử dụng bo mạch đơn giản, một chiếc máy tính Raspberry Pi chỉ có giá 36 USD. Chưa rõ vì lý do nào NASA lại dùng thiết bị này mà đáng ra chỉ thích hợp cho các dự án kiểu như phát triển game cổ điển hoặc thiết bị gia dụng.

Theo NASA, JPL phát hiện một tài khoản do người bên ngoài sử dụng đã bị xâm nhập vào tháng 4/2018. Tài khoản này đã đánh cắp 500 MB dữ liệu từ một trong những hệ thống tên lửa quan trọng của tổ chức này.

NASA bị hack, dữ liệu sứ mệnh du hành vũ trụ bị đánh cắp
NASA xác nhận bị hacker tấn công năm ngoái

Thông qua thiết bị Raspberry Pi cấp thấp, tin tặc đã xâm nhập được vào mạng lưới JPL. Sau đó nhờ khai thác điểm yếu của hệ thống mạng nội bộ, kẻ đột nhập đã ẩn mình suốt 10 tháng không bị phát hiện.

Tin tặc đã đánh cắp 23 tệp tin đang trong quá trình sử dụng. Hai trong số đó chứa thông tin của Quy định về buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR), nơi kiểm soát chuyển giao công nghệ quân sự và vũ trụ, đồng thời liên quan tới sứ mệnh chinh phục sao Hỏa của NASA.

Ngoài JPL, Trung tâm Vũ trụ Johnson (JSC) của NASA cũng bị xâm nhập. JSC chịu trách nhiệm quản lý các chương trình như Trạm vũ trụ quốc tế. Quan chức của trung tâm lo ngại tin tặc có thể truyền lệnh điều khiển nguy hiểm tới các chuyến bay có con người ngoài vũ trụ.

NASA và các phòng thí nghiệm cao cấp tại Mỹ luôn là mục tiêu của tin tặc do sở hữu nhiều thông tin quan trọng về công nghệ tương lai.

Thách thức của Elon Musk: Vượt trước đối thủ

Elon Musk đứng trước một thách thức vô cùng lớn vào ngày hội cổ đông sắp tới, đó là thuyết phục nhà đầu tư rằng Tesla sẽ “nhảy vọt” so với mọi đối thủ khác trong làng xe điện.

Elon Musk muốn Tesla trở thành hãng xe lớn nhất thế giới vào năm 2030

Các chuyên gia cho rằng, tham vọng bán 20 triệu xe điện Tesla năm 2030 của CEO Elon Musk là không tưởng.

Tài sản ông Lê Hồng Minh vượt mốc 2.000 tỷ đồng trong vài ngày

Với mức tăng hơn gấp đôi kể từ khi phát sinh giao dịch đầu tiên, mã VNZ đã giúp ông Lê Hồng Minh lời hơn 1.000 tỷ đồng chỉ trong vòng một tuần.

Thế Giới Di Động giảm doanh thu và lợi nhuận

Khách hàng thắt chặt chi tiêu giai đoạn cuối năm khiến Thế Giới Di Động bị ảnh hưởng cả doanh thu và lợi nhuận trong năm 2022.

Thị phần gọi đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đang phân chia ra sao?

Thị trường Việt Nam khá đặc thù so với khu vực khi có sự góp mặt của Baemin trong cuộc đua thị phần với Grab, Gojek, ShopeeFood.

Nhiều cửa hàng điện thoại mở cửa xuyên Tết

Thế Giới Di Động và FPT Shop nghỉ đến mùng 4, các chuỗi nhỏ hơn mở cửa xuyên Tết.

Bán lẻ công nghệ lạc quan sát Tết

Dù thị trường dự báo khó khăn song một số mặt hàng chủ lực và có ưu đãi vẫn hút khách vào những ngày gần Tết Quý Mão.

Tesla giảm giá, tăng sức ép lên các hãng xe điện

Tesla giảm giá hai mẫu xe Model 3 và Model Y tại hàng loạt thị trường châu Âu và Mỹ.

Khách phải trả thêm tiền khi đặt xe, gọi đồ ăn mùa Tết

Các ứng dụng gọi xe như Grab, Be, Baemin đồng loạt thực hiện việc phụ thu phí giao hàng, phí gọi đồ ăn và đặt xe trong Tết Quý Mão.

Dấu ấn quan trọng của Apple tại Việt Nam

Apple đạt nhiều cột mốc đáng nhớ tại Việt Nam năm vừa qua nhờ chiến lược đầu tư bài bản, lâu dài từ khâu bán hàng đến hình ảnh thương hiệu.

Đang cập nhật dữ liệu !