Nền tảng phân tích dữ liệu thương mại điện tử Make in Vietnam

Lê Mỹ Nhà báo

Xem các bài viết của tác giả

Tại lễ trao giải thưởng Make in Vietnam 2022, nền tảng dữ liệu thương mại điện tử Metric đã đạt giải bạc ở lĩnh vực sản phẩm số tiềm năng.

Đây là Nền tảng số liệu thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp, thương hiệu và nhà bán. Metric tạo ra báo cáo phân tích dữ liệu thị trường chỉ trong 30 giây, giúp việc thực thi và ra quyết định kinh doanh nhanh hơn 5 lần. 

Metric tạo ra báo cáo phân tích dữ liệu thị trường chỉ trong 30 giây

Nền tảng này sẽ tổng hợp, phân tích big data thương mại điện tử (TMĐT) trong nước (Shopee, Tiktok Shop, Tiki, Lazada, Sendo) và quốc tế (Taobao, 1688, Tmall…) dành cho doanh nghiệp, người bán, phục vụ nhu cầu nghiên cứu thị trường, đầu tư, sản xuất và kinh doanh TMĐT tại Việt Nam.

Với các số liệu này, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan về doanh số trên các sàn TMĐT như Shopee, TikTokShop, Tiki, Lazada, Sendo. Thị phần các thương hiệu trên sàn, thị phần của từng shop và phân khúc giá bán chạy nhất của từng dòng sản phẩm. Từ đó doanh nghiệp có thể ước lượng đúng volume thị trường, sức mua và sức tìm kiếm các dòng sản phẩm để quyết định số lượng nhập, giá bán ra. 

Hiện nền tảng này liên tục cập nhật dữ liệu từ 350 triệu sản phẩm mỗi ngày, và lịch sử giá bán, lịch sử giá từng sản phẩm với hơn 2 tỷ điểm dữ liệu. Doanh nghiệp có thể qua đó tìm hiểu được sản phẩm mới, sản phẩm đang trending trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể tải về danh sách sản phẩm dễ dàng để nghiên cứu sâu hơn nữa.

Với các số liệu từ Metric, doanh nghiệp có thể nhanh chóng tìm ra nguyên nhân khi doanh số sụt giảm: Do thị trường lên xuống, đối thủ mới ra khuyến mại, hay bản thân doanh nghiệp đang làm sai. Tìm kiếm các đối thủ theo từng ngành hàng, sản phẩm. Theo dõi, xem danh sách sản phẩm chủ lực của shop đối thủ, cập nhật liên tục giá bán và doanh số các shop.

Với việc nhận giải Make in Vietnam ở lĩnh vực sản phẩm số tiềm năng, có thể nói dư địa để nền tảng phân tích dữ liệu thương mại điện tử trong thời gian tới là rất lớn. Bởi theo nghiên cứu thị trường thương mại điện tử nửa đầu năm 2022 của chính Metric, Việt Nam đang trở thành thị trường lớn thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Indonesia.

So với thực trạng thương mại điện tử thế giới, Việt Nam có mức tăng trưởng khá mạnh. Theo Statista, tốc độ phát triển thương mại điện tử toàn cầu có tốc độ phát triển là 16,24% vào năm 2021 và dự báo bứt phá lên 24.5% vào năm 2025.

Quyết “go global”, Rikkeisoft khai trương văn phòng đầu tiên tại Mỹ

RKTech - công ty con của Rikkeisoft vừa khai trương văn phòng tại thành phố Plano (bang Texas). Công ty phần mềm Việt Nam này muốn vươn tầm ảnh hưởng xa hơn tới Mỹ sau thành công tại Nhật Bản.

Chủ tịch Viettel: "Muốn ra nước ngoài thì khát vọng phải cao, tự tin phải lớn"

“Đến nhiều nơi toàn hoang mạc, người dân không biết Việt Nam ở đâu. Đó là lúc cần có lòng tự hào để cho thế giới thấy chúng ta là ai”, TGĐ Viettel chia sẻ.

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên được bầu vào Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên là nhà khoa học người Mỹ gốc Việt nằm trong top 1% nhà nghiên cứu khoa học vật liệu được trích dẫn nhiều nhất thế giới.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mở đường ra thế giới

Hội nghị “Doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới” sắp diễn ra tại Hà Nội. Đây là hoạt động mở đầu chiến dịch hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số Việt đang kinh doanh ở nước ngoài hoặc đi ra nước ngoài.

Gia tăng nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuyển đổi số

Các doanh nghiệp ít nhiều dành ngân sách cho chuyển đổi số, do đã nhận thức về sự cần thiết về hành động này.

Ông Nguyễn Tử Quảng: Đây là cơ hội tốt phát triển giải pháp AI chatbot của Việt Nam

Với vai trò Chủ tịch Ủy ban phát triển AI thuộc VINASA, CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng khuyến nghị việc nâng cấp giải pháp AI chatbot với dữ liệu để đào tạo là của Việt Nam và do người Việt Nam làm chủ công nghệ.

Bộ TT&TT sẽ kết nối, mở rộng thị trường cho Game Việt

Đây là bước tiến chiến lược giúp ngành Game Việt Nam thoát khỏi định kiến và là “điểm chạm” giúp các doanh nghiệp kết nối, hướng tới mục tiêu phát triển diện, đi ra toàn cầu.

ChatGPT và cơ hội của Việt Nam trong cơn sốt trí tuệ nhân tạo

Trong cơn sốt ChatGPT, với lợi thế dữ liệu "địa phương", chúng ta có thể đi vào các ngành hẹp hoặc hợp tác với Big Tech để tránh bị xâm lăng về công nghệ.

Bộ TT&TT là cái nôi để các doanh nghiệp công nghệ số thử nghiệm sản phẩm

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh Bộ TT&TT là Bộ dẫn dắt về Make in Vietnam và là cái nôi để các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có thể thử nghiệm và phát triển sản phẩm.

Tướng FPT đầu quân, dẫn Rikkeisoft khai mở thị trường Mỹ

Sau thành công với FPT USA - công ty CNTT 100% vốn Việt Nam đầu tiên được thành lập tại Mỹ, ông Bùi Hoàng Tùng tới đây sẽ có một thử thách mới khi đầu quân cho Rikkeisoft.

Đang cập nhật dữ liệu !