Người Trung Quốc bắt đầu sợ nhận dạng khuôn mặt

Một giáo sư luật ở Trung Quốc kiện vườn thú vì đổi hình thức vào cổng từ quét dấu vân tay sang nhận dạng khuôn mặt. Nhiều người bày tỏ sự lo ngại về quyền riêng tư.

Zing.vn lược dịch bài viết trên South China Morning Post nói về thực trạng sử dụng camera giám sát và mối lo ngại của người dùng tại Trung Quốc.

Phải mất 20 phút tranh cãi với lễ tân, cuối cùng Wang Qiyu mới lấy phòng ở khách sạn nằm tại trung tâm thành phố Thâm Quyến mà không cần quét khuôn mặt. Là một nhà phát triển phần mềm vừa trở về Trung Quốc sau 2 năm du học tại Mỹ, Wang cảm thấy bị khách sạn gây phiền phức.

"Sân bay, ga xe lửa, cửa hàng, khách sạn - hầu hết mọi nơi đều yêu cầu dữ liệu khuôn mặt", chuyên gia công nghệ này bức xúc nói với SCMP. "Nhưng không ai nói cho tôi biết tại sao họ thu thập dữ liệu và cách họ bảo vệ dữ liệu".

Không chỉ mình Wang, ngày càng nhiều người Trung Quốc - vốn chấp nhận rộng rãi công nghệ này và ít quan tâm đến quyền riêng tư - lên tiếng bày tỏ sự lo ngại khi camera có mặt ở khắp mọi hang cùng ngõ hẻm.

Nguoi Trung Quoc bat dau so nhan dang khuon mat hinh anh 1
Hệ thống camera giám sát với công nghệ nhận dạng khuôn mặt xuất hiện dày đặc tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Lạm dụng camera giám sát

Đầu tháng 11, một giáo sư luật ở miền đông Trung Quốc kiện Công viên Safari Hàng Châu vì vi phạm thỏa thuận sử dụng sau khi họ thay thế hệ thống kiểm soát vào cổng dựa trên dấu vân tay bằng nhận dạng khuôn mặt.

Guo Bing, giáo sư luật tại Đại học Khoa học Công nghệ Chiết Giang, cho biết ông tin rằng sự thay đổi của Công viên Safari Hàng Châu là vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Mục đích của vụ kiện không phải để được bồi thường mà là chống lại việc lạm dụng nhận dạng khuôn mặt, Southern Metropolis Daily dẫn lời ông Guo nhấn mạnh.

Ở Trung Quốc, camera giám sát với công nghệ nhận dạng khuôn mặt được sử dụng trong mọi hình thức giám sát, từ xác định người đi bộ sai luật đến ngăn chặn trộm cắp giấy trong nhà vệ sinh công cộng.

Camera còn được dùng để sàng lọc người vào ra khuôn viên làm việc, khu dân cư và ga tàu điện ngầm. Số lượng máy quay trong hệ thống CCTV ở Trung Quốc đã lên đến khoảng 200 triệu. Con số này được dự đoán tăng lên 626 triệu vào năm 2020.

Nguoi Trung Quoc bat dau so nhan dang khuon mat hinh anh 2
Camera giám sát đặt tại một hội chợ công nghệ cao diễn ra ở Thâm Quyến. Ảnh: SCMP.

SCMP cho biết tình trạng sử dụng ồ ạt hệ thống giám sát video đã mang đến nguồn lợi lớn cho các công ty bảo mật và nhà sản xuất camera.

Thị trường thiết bị giám sát video tại Trung Quốc có quy mô 10,6 tỷ USD vào năm 2018 và dự kiến đạt 20,1 tỷ USD vào năm 2023, theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường IDC vào tháng 8. Con số này chưa kể đến phân khúc camera giám sát tại nhà do người dân tự lắp đặt.

Dấu hỏi về quyền riêng tư

Đề cập đến vụ kiện của Guo Bing, Giáo sư Fu Hualing đến từ Đại học Hong Kong đặt nghi vấn: "Tại sao một vườn thú thu thập dữ liệu khuôn mặt? Bởi vì dữ liệu có giá trị thương mại".

"Tôi nghĩ vụ kiện của Guo nhằm khơi dậy cuộc thảo luận công khai và thu hút sự chú ý của chính phủ đối với vấn đề về bảo mật dữ liệu khuôn mặt", ông cho biết thêm.

Theo Giáo sư Lao Dongyan của Đại học Thanh Hoa, không giống các dạng thông tin sinh học khác như dấu vân tay hay DNA, dữ liệu khuôn mặt có thể bị thu thập mà người dùng không biết hoặc không chấp thuận.

"Khi chúng ta ở trên đường, khuôn mặt chúng ta bị kiểm tra hàng trăm lần mỗi ngày từ mọi góc độ. Nhưng không ai nói với bạn rằng dữ liệu đã được thu thập", bà cho biết.

Nguoi Trung Quoc bat dau so nhan dang khuon mat hinh anh 3
Khuôn mặt của nhiều người Trung Quốc bị quét hàng trăm lần mỗi ngày nhưng họ không hề hay biết. Ảnh: Reuters.

Vị này nói thêm rằng thông tin nhận dạng khuôn mặt có thể được bán cho các công ty quảng cáo bên thứ ba và nếu dữ liệu đó bị rò rỉ, thiệt hại là không thể khắc phục được.

"Những rủi ro nằm ngoài sức tưởng tượng nếu dữ liệu khuôn mặt của bạn lọt vào tay bọn tội phạm", giáo sư Lao Dongyan giải thích. "Các tài khoản ngân hàng dễ dàng bị hack và khuôn mặt có thể bị ghép vào các video khiêu dâm với công nghệ deepfake".

Hai ứng dụng ví điện tử lớn nhất Trung Quốc là WeChat Pay và Alipay đều cho phép người dùng thanh toán bằng cách quét khuôn mặt của họ tại các địa điểm giao dịch có trang bị camera.

Hồi đầu năm nay, cuộc điều tra của báo The Beijing News phát hiện nhiều dịch vụ cho phép người dùng ghép khuôn mặt người nổi tiếng hoặc nhân vật giải trí vào hình ảnh các ngôi sao khiêu dâm với giá dưới 1 USD.

Người Trung Quốc chỉ cần cười khi mua sắm Các tên tuổi thương mại điện tử ở Trung Quốc đang giới thiệu các công nghệ nhận diện khuôn mặt mới như cười khi thanh toán

Ngày tàn của Big Tech sắp đến?

Với những khó khăn của năm cũ, một số người cho rằng Big Tech sắp đến “ngày tàn”. Nhưng sự thật có phải như vậy?

Loạt giải pháp công nghệ hạ tầng tiên tiến của Bizfly Cloud

Trước nhu cầu chuyển đổi của doanh nghiệp, Bizfly Cloud tiên phong triển khai, phát triển các công nghệ đang là xu hướng trên thế giới.

MobiFone và Nokia hợp tác thúc đẩy thương mại hóa dịch vụ 5G

Ngày 27/2/2023 MobiFone và Nokia ký kết thỏa thuận hợp tác về công nghệ 5G, hướng đến tăng thị phần 5G cho MobiFone và đem lại lợi ích cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam.

'Bộ Tứ' bán dẫn sẽ có hệ thống cảnh báo cung ứng riêng

Liên minh bán dẫn do Mỹ dẫn đầu, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan sẽ thiết lập hệ thống cảnh báo sớm nhằm ngăn chặn đứt gãy cung ứng phần cứng công nghệ có thể xảy ra.

Trung Quốc tìm cách ngăn trẻ em ‘nghiện’ TikTok

Nhà chức trách Trung Quốc cho biết, sẽ siết chặt quản lý video ngắn để ngăn trẻ em ‘nghiện ngập’.

Tại sao khinh khí cầu do thám vẫn được Lầu Năm Góc trọng dụng? Icon

Khinh khí cầu do thám thực sự đã tồn tại hàng thế kỷ. Nhưng vì sao nó vẫn được Mỹ trọng dụng, ngay cả khi đã có nhiều công nghệ hiện đại như máy bay và vệ tinh?

Thứ trưởng Bộ TT&TT ấn tượng với cách Viettel đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới

Trong phiên khai mạc Hội nghị Di động Thế giới (MWC) ngày 27/2/2023, ông Phạm Đức Long - Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông đã tới thăm gian hàng của Tập đoàn Viettel - đại diện duy nhất của Việt Nam tại hội nghị này.

Nhà Trắng ra hạn chót cấm TikTok

Ngày 27/2, Nhà Trắng thông báo các cơ quan chính phủ có 30 ngày để đảm bảo TikTok, ứng dụng có nguồn gốc Trung Quốc, không xuất hiện trên các thiết bị và hệ thống liên bang.

VTI Academy - bệ phóng ước mơ IT của giới trẻ

Với hệ thống bài giảng tại được đầu tư chi tiết, chất lượng, bám sát yêu cầu thực tế của nhà tuyển dụng, VTI Academy cam kết đầu ra với 100% học viên, đồng hành cùng các bạn nhanh chóng xin việc thành công.

Trainocate hợp tác AWS đẩy mạnh đào tạo điện toán đám mây

Tại Việt Nam, AWS đã ủy quyền Trainocate triển khai các chương trình đào tạo điện toán đám mây cho học viên và doanh nghiệp.

Đang cập nhật dữ liệu !