Nhà mạng "lấn sân" sản xuất camera Make in Vietnam

Thái Khang Nhà báo

Xem các bài viết của tác giả

Các nhà mạng cho hay, nếu so với tỷ lệ sử dụng camera trên đầu người thì Việt Nam vẫn ở mức thấp. Vì vậy, thị trường camera tại Việt Nam vẫn tiềm năng cho các nhà mạng.

Kiến thức về công nghệ nói chung của người dùng Internet ngày càng tốt hơn, người dùng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm giải pháp an ninh Made in Vietnam.

Camera Trung Quốc làm mưa làm gió trên thị trường

Đại diện MobiFone cho biết, hơn 90% camera tại Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc và đều có mã trong phần mềm để đồng bộ với máy chủ. Do đó, đối với camera, khả năng lộ thông tin cá nhân ra bên ngoài là rất cao, trừ khi tất cả camera đều được sản xuất bởi các công ty ở Việt Nam. Vẫn theo đại diện MobiFone, một vài công ty ở Việt Nam có khả năng sản xuất được camera, nhưng phần cứng vẫn từ Trung Quốc và tìm hiểu sâu thì phát hiện ra những dòng mã liên quan đến các trang web Trung Quốc. Nhà mạng này đề xuất cơ quan quản lý nên có tiêu chuẩn về thiết bị cho hệ sinh thái số nhằm đảm bảo ATTT.

Theo ông Nguyễn Minh Đức, CEO Cyradar, hiện camera giám sát không chỉ được dùng ở hộ gia đình mà các đô thị thông minh cũng có kế hoạch lắp đặt. Vì vấn đề an toàn, an ninh thông tin nên đặt ra bài toán làm chủ công nghệ và sản xuất camera ở Việt Nam. Bên cạnh đó, phải tính đến yếu tố lưu trữ thông tin người dùng và xử lý video tại Việt Nam, bởi Luật An ninh mạng cấm lưu trữ thông tin ở nước ngoài. Ông Nguyễn Minh Đức cũng cho rằng, đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước phải thiết lập tiêu chuẩn về an toàn và tổ chức đánh giá, cấp phép cho các loại camera lưu hành trên thị trường.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Lumi Việt Nam nhận định, đối với những thương hiệu Việt Nam, nếu tự nghiên cứu đầu tư phát triển sản phẩm, thì chắc chắn đều hướng tới đảm bảo an toàn bảo mật cho khách hàng.

Nhà mạng bắt đầu nhắm đến thị trường Camera thông minh

Ông Nguyễn Việt Bằng, Phó Tổng Giám đốc VNPT Technology cho biết, với thực tế ngày càng có nhiều vụ rò rỉ hình ảnh cá nhân từ các camera giám sát và kiến thức về công nghệ nói chung của người dùng Internet ngày càng tốt hơn, người dùng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm giải pháp an ninh Made in Vietnam, từ các nhà cung cấp có uy tín. VNPT Technology cho ra mắt sản phẩm IP Camera và giải pháp giám sát ngôi nhà thông minh là một thành phần trong hệ sinh thái ONE Home, mà VNPT Technology đang dần đưa ra thị trường.

Mới đây, MobiFone Global cũng đã tuyên bố nhảy vào thị trường camera thông minh. Đại diện công ty cho hay, việc tham gia vào thị trường do nhu cầu an ninh, nhu cầu kiểm soát từ xa, khi hạ tầng kết nối internet băng rộng phát triển mạnh, cho phép kết nối các dịch vụ video thời gian thực chất lượng cao.

MobiFone Global phân tích, tại Việt Nam, mật độ thâm nhập camera đang ở mức rất thấp, khoảng 3 cam/100 dân và hầu hết thiết bị được cung cấp bởi các nhà cung cấp nước ngoài, dữ liệu truyền tải về server quản trị tại nước ngoài, 30% số lượng camera hiện tại có nguy cơ mất an ninh, rò rỉ dữ liệu. MobiFone hiện có 2.6 triệu Home Account, sẽ là tập khách hàng tiềm năng để sử dụng camera như một sản phẩm trong hệ sinh thái dịch vụ trong hộ gia đình.

“Với lợi thế có sẵn nền tảng IoT, nền tảng Video Management System và đội ngũ phát triển công nghệ AI nhận diện hình ảnh, MobiFone Global tham gia vào thị trường camera với mong muốn cung cấp cho khách hàng một sản phẩm Make in Vietnam, được sản xuất tại Việt Nam, dữ liệu được lưu trữ và quản trị tại nhà mạng MobiFone, các tính năng AI do các kỹ sư Việt Nam nghiên cứu phát triển. Sản phẩm Camera được sản xuất hoàn toàn trong nước, cụ thể là tại nhà máy ở Vĩnh Phúc”, đại diện MobiFone Global nói.

Đại diện Tổng công ty Công nghệ cao Viettel cho hay, hiện công ty cũng đang trong quá trình thử nghiệm sản phẩm camera để đưa ra thị trường. Sản phẩm của Viettel nhắm đến thị trường là hộ gia đình và phục vụ cho giao thông thông minh.

Thái Khang

Quyết “go global”, Rikkeisoft khai trương văn phòng đầu tiên tại Mỹ

RKTech - công ty con của Rikkeisoft vừa khai trương văn phòng tại thành phố Plano (bang Texas). Công ty phần mềm Việt Nam này muốn vươn tầm ảnh hưởng xa hơn tới Mỹ sau thành công tại Nhật Bản.

Chủ tịch Viettel: "Muốn ra nước ngoài thì khát vọng phải cao, tự tin phải lớn"

“Đến nhiều nơi toàn hoang mạc, người dân không biết Việt Nam ở đâu. Đó là lúc cần có lòng tự hào để cho thế giới thấy chúng ta là ai”, TGĐ Viettel chia sẻ.

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên được bầu vào Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên là nhà khoa học người Mỹ gốc Việt nằm trong top 1% nhà nghiên cứu khoa học vật liệu được trích dẫn nhiều nhất thế giới.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mở đường ra thế giới

Hội nghị “Doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới” sắp diễn ra tại Hà Nội. Đây là hoạt động mở đầu chiến dịch hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số Việt đang kinh doanh ở nước ngoài hoặc đi ra nước ngoài.

Gia tăng nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuyển đổi số

Các doanh nghiệp ít nhiều dành ngân sách cho chuyển đổi số, do đã nhận thức về sự cần thiết về hành động này.

Ông Nguyễn Tử Quảng: Đây là cơ hội tốt phát triển giải pháp AI chatbot của Việt Nam

Với vai trò Chủ tịch Ủy ban phát triển AI thuộc VINASA, CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng khuyến nghị việc nâng cấp giải pháp AI chatbot với dữ liệu để đào tạo là của Việt Nam và do người Việt Nam làm chủ công nghệ.

Bộ TT&TT sẽ kết nối, mở rộng thị trường cho Game Việt

Đây là bước tiến chiến lược giúp ngành Game Việt Nam thoát khỏi định kiến và là “điểm chạm” giúp các doanh nghiệp kết nối, hướng tới mục tiêu phát triển diện, đi ra toàn cầu.

ChatGPT và cơ hội của Việt Nam trong cơn sốt trí tuệ nhân tạo

Trong cơn sốt ChatGPT, với lợi thế dữ liệu "địa phương", chúng ta có thể đi vào các ngành hẹp hoặc hợp tác với Big Tech để tránh bị xâm lăng về công nghệ.

Bộ TT&TT là cái nôi để các doanh nghiệp công nghệ số thử nghiệm sản phẩm

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh Bộ TT&TT là Bộ dẫn dắt về Make in Vietnam và là cái nôi để các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có thể thử nghiệm và phát triển sản phẩm.

Tướng FPT đầu quân, dẫn Rikkeisoft khai mở thị trường Mỹ

Sau thành công với FPT USA - công ty CNTT 100% vốn Việt Nam đầu tiên được thành lập tại Mỹ, ông Bùi Hoàng Tùng tới đây sẽ có một thử thách mới khi đầu quân cho Rikkeisoft.

Đang cập nhật dữ liệu !