Quy mô kinh tế số Việt Nam còn quá nhỏ so với tiềm năng

Trọng Đạt Nhà báo

Xem các bài viết của tác giả

Tiềm năng kinh tế số Việt đang ở mức 40 tỷ USD, tuy nhiên chúng ta mới khai thác được một phần rất nhỏ.

Việt Nam mới khai thác được 17,5% tiềm năng kinh tế số

Theo kết quả phân tích 12 nền kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Access Partnership Analytics, các quốc gia được khảo sát chỉ khai thác thành công 30% tiềm năng của nền kinh tế số. 

Phân tích của Access Partnership Analytics được thực hiện trong năm 2021 với dữ liệu thu thập tại Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Pakistan, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. 

Kết quả cho thấy, quy mô nền kinh tế số của các quốc gia này là 586 tỷ USD, trong khi nếu khai thác hết tiềm năng, lợi ích từ kinh tế số mang lại có thể lên đến 1.400 tỷ USD. 

Kinh tế số Việt Nam hiện mới khai thác được một phần nhỏ tiềm năng của mình. Ảnh: Trọng Đạt

Với riêng Việt Nam, chúng ta chỉ có 10% GDP gắn liền với nền kinh tế số. Quy mô nền kinh tế số Việt Nam hiện là 7 tỷ USD, chiếm 17,5% so với tiềm năng. 

Báo cáo của Access Partnership Analytics cũng đưa ra dự đoán, nếu khai thác được đầy đủ lợi ích của kinh tế số, 12 quốc gia trong khu vực có thể kiếm thêm được tổng cộng 2.200 tỷ USD vào năm 2030. Với Việt Nam, tiềm năng kinh tế số nếu được khai thác triệt để sẽ là 91 tỷ USD vào năm 2030. 

Việt Nam đang ở mức độ sẵn sàng cao trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng số, nhưng năng lực cung cấp dịch vụ phải cải thiện hơn, trong khi các chỉ số về cạnh tranh và yếu tố chính sách vẫn dừng lại ở mức độ tiềm năng, Access Partnership Analytics đưa ra nhận định.

Những ý tưởng “chắp cánh” cho kinh tế số Việt Nam

Chia sẻ tại Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam (Diễn đàn Make in Việt Nam), các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam đều cho rằng, đầu tư phát triển hạ tầng số chính là con đường đúng đắn nhất để thúc đẩy kinh tế số. 

So với các nước trong khu vực, Việt Nam có lợi thế lớn nhờ vị trí địa chính trị cùng dân số trẻ, hệ sinh thái công nghệ phát triển nhanh. Song chúng ta chưa khai thác tốt tiềm năng của mình. 

Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để phát triển hạ tầng số trong những năm gần đây. Ảnh: Trọng Đạt

Có thể thấy điều đó qua số lượng tuyến cáp quang biển cập bờ của Việt Nam (8 tuyến cáp) so với một số quốc gia như Singapore (30 tuyến cáp) và Malaysia (20 tuyến cáp). Nếu muốn trở thành “digital hub” của khu vực, Việt Nam phải có nhiều tuyến cáp quang biển cập bờ hơn nữa. 

Tính trung bình trong 5 năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam có khoảng 10 sự cố liên quan đến các tuyến cáp quang biển. Thời gian khắc phục trung bình của mỗi sự cố kéo dài khoảng 1 tháng. Đây rõ ràng là một yếu điểm về hạ tầng phải cải thiện. 

Việt Nam vẫn chưa kích hoạt được hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở. Đây là một khái niệm mới, trong đó khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng nguồn lực bên ngoài để đổi mới sáng tạo nhằm cải tiến dịch vụ. 

Bên cạnh đó, Việt Nam nên có chính sách cụ thể, ví dụ như miễn thuế thu nhập cá nhân trong lĩnh vực ICT trong 10 năm để thu hút các nhân sự giỏi từ nước ngoài trở về.  Cần có chính sách ưu tiên, ưu đãi cao nhất đối với các doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng số; khuyến khích sử dụng sản phẩm dịch vụ trong nước (đặt hàng sử dụng) và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực số. 

Loạt giải pháp công nghệ hạ tầng tiên tiến của Bizfly Cloud

Trước nhu cầu chuyển đổi của doanh nghiệp, Bizfly Cloud tiên phong triển khai, phát triển các công nghệ đang là xu hướng trên thế giới.

MobiFone và Nokia hợp tác thúc đẩy thương mại hóa dịch vụ 5G

Ngày 27/2/2023 MobiFone và Nokia ký kết thỏa thuận hợp tác về công nghệ 5G, hướng đến tăng thị phần 5G cho MobiFone và đem lại lợi ích cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam.

'Bộ Tứ' bán dẫn sẽ có hệ thống cảnh báo cung ứng riêng

Liên minh bán dẫn do Mỹ dẫn đầu, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan sẽ thiết lập hệ thống cảnh báo sớm nhằm ngăn chặn đứt gãy cung ứng phần cứng công nghệ có thể xảy ra.

Trung Quốc tìm cách ngăn trẻ em ‘nghiện’ TikTok

Nhà chức trách Trung Quốc cho biết, sẽ siết chặt quản lý video ngắn để ngăn trẻ em ‘nghiện ngập’.

Tại sao khinh khí cầu do thám vẫn được Lầu Năm Góc trọng dụng? Icon

Khinh khí cầu do thám thực sự đã tồn tại hàng thế kỷ. Nhưng vì sao nó vẫn được Mỹ trọng dụng, ngay cả khi đã có nhiều công nghệ hiện đại như máy bay và vệ tinh?

Thứ trưởng Bộ TT&TT ấn tượng với cách Viettel đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới

Trong phiên khai mạc Hội nghị Di động Thế giới (MWC) ngày 27/2/2023, ông Phạm Đức Long - Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông đã tới thăm gian hàng của Tập đoàn Viettel - đại diện duy nhất của Việt Nam tại hội nghị này.

Nhà Trắng ra hạn chót cấm TikTok

Ngày 27/2, Nhà Trắng thông báo các cơ quan chính phủ có 30 ngày để đảm bảo TikTok, ứng dụng có nguồn gốc Trung Quốc, không xuất hiện trên các thiết bị và hệ thống liên bang.

VTI Academy - bệ phóng ước mơ IT của giới trẻ

Với hệ thống bài giảng tại được đầu tư chi tiết, chất lượng, bám sát yêu cầu thực tế của nhà tuyển dụng, VTI Academy cam kết đầu ra với 100% học viên, đồng hành cùng các bạn nhanh chóng xin việc thành công.

Trainocate hợp tác AWS đẩy mạnh đào tạo điện toán đám mây

Tại Việt Nam, AWS đã ủy quyền Trainocate triển khai các chương trình đào tạo điện toán đám mây cho học viên và doanh nghiệp.

Big Tech trong thế thập diện mai phục bởi những đối thủ “không ngủ yên”

Điều duy nhất bất biến trong cuộc sống là sự thay đổi. Khi các ông lớn công nghệ truyền thống đang sa đà vào các dự án “moonshot” xa vời như vũ trụ ảo, xe tự lái… thì những đối thủ âm thầm chuẩn bị và xuất hiện “chọc thủng” phòng tuyến sơ hở nhất.

Đang cập nhật dữ liệu !