So găng Netflix, iFlix, We TV và iQiYi: Mèo nào cắn mỉu nào?

ictnews Thị trường Việt Nam đã có mặt những ứng dụng xem phim trực tuyến lớn của nước ngoài gồm: Netflix, iFlix, Apple TV, We TV, iQIYI. Hãy cùng so sánh điểm mạnh, điểm hạn chế để xem sức hấp dấn của từng dịch vụ này với khán giả Việt Nam như thế nào?

Những năm gần đây, thị trường Việt Nam đã xuất hiện xuất hiện các dịch vụ xem phim trực tuyến từ nước ngoài được cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam (truyền hình OTT). Đây là các dịch vụ được cung cấp trên nền tảng App Store của Apple và Google Play Store của Google gồm: Netflix, iFlix, Apple TV, We TV, iQiYi. Vậy giá cả, chất lượng nội dung, sự thuận tiện khi sử dụng các dịch vụ này đối với người Việt Nam thế nào.

Netflix

Netflix  đặt chân vào Việt Nam từ năm 2016, ứng dụng xem phim trực tuyến của Mỹ có tới hơn 140 triệu thuê bao tại 130 quốc gia được coi là ông Vua của ngành giải trí trực tuyến hiện nay. Ở Việt Nam giá thuê bao của Netflix khá rẻ so với giá tại các nước châu Âu, châu Mỹ. Netflix có hai gói cước, gói cao nhất là 260.000 đồng/tháng (người dùng gói Premium HD này có thể chia sẻ cho 5 thiết bị xem cùng lúc), gói thấp hơn là 220.000 đồng/tháng (gói này chỉ được xem duy nhất trên 1 thiết bị). Netflix cung cấp trên cả hai nền tảng web và ứng dụng di động.

Ưu điểm của Netflix là cung cấp một khối lượng phim khổng lồ với hàng chục ngàn bộ phim do các hãng phim của Mỹ sản xuất. Đặc biệt những năm gần đây, Netflix còn đầu tư sản xuất rất nhiều bộ phim có nội dung gốc, độc quyền phát hành trên nền tảng này. Với dân nghiền phim, đặc biệt là các phim lẻ hay series đang hot và sẵn sàng chi trả mức giá cao thì Netflix rõ ràng là lựa chọn hàng đầu. Ưu thế của Netflix là tốc độ cập nhật phim mới rất nhanh, và catalog phim được thay đổi liên tục qua mỗi tháng.

Dù Netflix được coi là ông vua của ngành giải trí trực tuyến, nhưng thực tế thì Netflix cũng chưa thực sự làm hài lòng số đông khán giả Việt. Hạn chế đầu tiên là giá của Netflix còn khá cao so với các dịch vụ xem phim trực tuyến ở Việt Nam, cao nhất ở thị trường dịch vụ OTT Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Về nội dung, dù Netflix liên tục cập nhật các series phim mới, nhưng do vấn do vấn đề bản quyền nên danh mục phim cho thị trường Việt Nam vẫn chưa được đầy đủ so với các thị trường châu Âu, châu Mỹ. Một điều nữa mà Netflix khiến khán giả Việt không hài lòng chính là các phim hầu hết mới chỉ có phụ đề tiếng Anh, số lượng phim có tiếng Việt rất ít và hầu hết là phim cũ.

Về hình thức thanh toán cũng không thuận tiện với số đông người dùng Việt khi yêu cầu người dùng phải thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế, và tên đăng nhập phải trùng khớp đúng đúng tên ghi trên thẻ. Điều này sẽ khó phổ cập được dịch vụ, vì số lượng người dùng thẻ tín dụng quốc tế ở Việt Nam chiếm tỷ lệ thấp, nhất là ở những khu vực tỉnh lẻ hầu như khó có thể phát triển người dùng do không có kênh thanh toán phù hợp.

Nói tóm lại, Netflix phù hợp với những khách hàng ở khu vực đô thị lớn, có thể xem phim được bằng tiếng Anh, sẵn sàng chi trả, không quan tâm tới vấn đề giá cước.

iFlix

iFlix vào thị trường Việt Nam cùng thời điểm với Netflix và là hãng cung cấp dịch vụ phim trực tuyến có trụ sở tại Malaysia. Hiện iFlix đã có mặt tại 9 nước Đông Nam Á. iFlix là nền tảng phim trực tuyến cho các nước đang phát triển với mức giá khá dễ chịu là 59.000 đồng/tháng để truy cập không giới hạn vào kho phim đầy đủ cả Mỹ và châu Á của mình.

Ưu điểm của iFlix là bản địa hóa rất tốt khi cung cấp nhiều phim bộ Hàn Quốc và Trung Quốc, nội dung có phụ đề tiếng Việt. Kênh thanh toán của iFlix cũng khá thuận lợi, người dùng Việt Nam thanh toán bằng nhiều kênh như thẻ quốc tế, thẻ ATM, thẻ cào điện thoại, ví điện tử... Một tài khoản cũng có thể đăng nhập được 5 thiết bị và xem được trên hai màn hình cùng lúc.

Điểm hạn chế của iFlix là kho phim chưa đồ sộ được như Netflix, dù đầy đủ phim Âu, Mỹ và châu Á nhưng số lượng phim ít hơn nhiều so với Netflix, tốc độ cập nhật phim mới cũng chậm. Cũng giống Netflix, iFlix được cung cấp trên cả hai nền tảng web và ứng dụng di động.

We TV

We TV thuộc sở hữu của Tencent - ông khổng lồ đang thống trị nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc với vốn hóa trên thị trường đạt 500 tỷ USD, tập đoàn này sở hữu mạng xã hội WeChat với hơn 1 tỷ người dùng.

Dịch vụ We TV được đánh giá là dịch vụ hấp dẫn nhất trong số các ứng dụng OTT nước ngoài đang cung cấp vào Việt Nam. Tencent hiện đang nắm giữ bản quyền hàng trăm nghìn bộ phim Trung Quốc với hàng triệu giờ phim.

Do đó trên We TV đang cung cấp hàng chục ngàn bộ phim lẻ, phim bộ, phim truyền hình, game show Trung Quốc. Chỉ cần tải ứng dụng về, chưa cần đăng ký tài khoản là có thể xem miễn phí khá nhiều bộ phim, chương trình gameshow, với rất nhiều nội dung mới được cập nhật hàng ngày.

Có thể nói, phim Trung Quốc vốn rất ăn khách ở Việt Nam, một số đài truyền hình trong nước trong thời gian qua cũng thường xuyên mua phim Trung Quốc về phát sóng trên truyền hình. We TV có ưu điểm là kho nội dung nhiều và hấp dẫn thị hiếu người Việt. Điều đáng kể là trên toàn bộ các nội dung đều có phiên bản phụ đề tiếng Việt.

Giá dịch vụ của We TV rẻ nhất trên thị trường truyền hình OTT hiện tại. Người dùng WeTV có mức phí 25.000 đồng/tháng, 55.000 đồng/quý và 259.000 đồng/năm. Với mức thuê bao này thì phí dùng gói VIP We TV 1 năm chỉ tương đương dùng Netflix trong 1 tháng.

We TV phát miễn phí nhiều phim có phụ đề tiếng Việt.

iQiYi

iQiYi thuộc sở hữu của Baidu cũng mới vào thị trường Việt Nam, iQiYi được đánh giá thua kém người anh em đồng hương We TV bởi nội dung phim chưa có phụ đề tiếng Việt. Người dùng Việt Nam tải phiên bản quốc tế trên hai App của Apple và Google là có thể xem rất nhiều phim nhưng chỉ có phụ đề tiếng Anh.

Giá thuê bao VIP của iQiYi cho thị trường Việt Nam cũng đắt hơn WeTV. iQIYI có hai gói Gold VIP và Diamond VIP, cụ thể, gói Gold Vip có giá 49.000 đồng/tháng, 130.000 VNĐ/quý và 499.000 đồng/năm. Gói Diamon VIP có giá 59.000 đồng/tháng, 160.000 đồng/quý và 599.000 đồng/năm.

Ưu điểm của cả We TV và iQiYi là giá thuê bao rẻ so với các OTT nước ngoài đang cung cấp vào thị trường Việt Nam, kho nội dung nhiều, phù hợp với thị hiếu người Việt và người dùng có nhiều nội dung được xem miễn phí.

Cả hai ứng dụng Trung Quốc là We TV và iQiYi đều có điểm hạn chế lớn về khâu thanh toán. Nếu muốn mua các gói VIP người dùng trả tiền qua cổng thanh toán của Apple và Google. Với Apple để thanh toán được thì phải nạp tiền từ thẻ tín dụng quốc tế vào ví. Còn với Google thì có thể nạp tiền từ  một số ví điện tử trong nước có liên kết với kênh thanh toán của Google. Mỗi một ID của Apple hoặc Google thì chỉ được thanh toán duy cho một tài khoản VIP của We TV hoặc iQiYi mà thôi.

iQiYi sở hữu bộ phim ăn khách Diên Hy Công Lược.

Lừa người dùng vào đường link website ngân hàng giả mạo để chiếm đoạt tài sản

Người dùng Việt Nam có nguy cơ bị lừa đảo, mất tiền oan nếu vô tình click vào những đường link dẫn đến các website ngân hàng giả mạo.

Bộ TT&TT ban hành quyết định đấu giá sử dụng băng tần 4G và 5G

Ngày 21/2/2023, Bộ TT&TT ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2300-2400MHz, cho hệ thống thông tin di động 4G và 5G.

Hà Nội đề nghị khóa 2 chiều 15 thuê bao phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác

Thanh tra Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội vừa đề nghị các doanh nghiệp viễn thông tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với 15 số điện thoại nhắn tin rác, cuộc gọi rác, quảng cáo, rao vặt sai quy định.

Tuyến cáp biển thứ 5 gặp sự cố, Internet VNPT không bị ảnh hưởng

Vào lúc 2h45 phút sáng nay, tuyến cáp quang biển SMW3 gặp sự cố lỗi cáp đoạn S2.7 (Singapore – BU12) nhưng chất lượng Internet của VNPT không bị ảnh hưởng.

Hàn Quốc muốn trình diễn công nghệ 6G vào năm 2026

Bộ Công nghệ thông tin và Khoa học Hàn Quốc vừa giới thiệu chiến lược số hóa “K-Network 2030”, bao gồm các kế hoạch liên quan đến 6G, Open RAN và vệ tinh.

Vietnam Airlines và MobiFone xây dựng hạ tầng số

Hợp tác chiến lược với MobiFone là một trong những bước tiến mới của Vietnam Airlines nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số với mục tiêu trở thành hãng hàng không công nghệ số.

Nhà mạng sắp có thêm dung lượng từ tuyến cáp quang đất liền

Các nhà mạng vừa thông báo sắp mua thêm được dung lượng cáp quang trên đất liền kết nối đi quốc tế. Động thái này sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ Internet của Việt Nam đi quốc tế.

FPT, MobiFone có tỷ lệ dung lượng cáp quang dự phòng vượt yêu cầu của Bộ TT&TT

Đại diện Cục Viễn thông cho hay, các nhà mạng đã rất cố gắng để có được thêm cáp quang trên đất liền, nhưng cần phải đảm bảo tỷ lệ dự phòng tối thiểu là 10% để giảm tình trạng nghẽn, đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Thêm đơn vị được cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền

Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương cho phép Công ty Cổ phần Viễn thông FPT có vốn đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền.

Mở rộng cáp đất liền, chia sẻ băng thông để chống nghẽn Internet giờ cao điểm

Ông Nguyễn Hồng Thắng, Cục trưởng Cục Viễn thông cho hay, sau khi áp dụng biện pháp kỹ thuật và mở thêm dung lượng kết nối trên đất liền thì tình trạng nghẽn từng bước được cải thiện, nhưng có thể bị chậm vào giờ cao điểm.

Đang cập nhật dữ liệu !