Trung Quốc không hẳn là nguyên nhân chính khiến doanh số iPhone sụt giảm, sai lầm nằm ở chiến lược giá bán của Apple

Apple cho rằng, sự sụt giảm doanh số iPhone có phần lớn nguyên nhân do nhu cầu yếu của thị trường Trung Quốc. Nhưng sự thật thì chính chiến lược sai lầm về giá bán mới là nguyên nhân chính.

Mới đây, Tim Cook đã công bố dự báo doanh số Q4/2018 sụt giảm tới 9 tỷ USD (từ 93 tỷ USD xuống chỉ còn 84 tỷ USD) so với dự báo trước đó.

Trung Quốc không hẳn là nguyên nhân chính khiến doanh số iPhone sụt giảm, sai lầm nằm ở chiến lược giá bán của Apple - Ảnh 1.

Ngoài những nguyên nhân như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, chương trình thay pin giá rẻ, Apple cũng đổ lỗi cho nhu cầu tại thị trường Trung Quốc suy giảm bất ngờ. Đặc biệt những vấn đề mà Apple gặp phải tại thị trường đông dân nhất thế giới dường như nghiêm trọng nhất.

Đối thủ cạnh tranh của Apple tại thị trường Trung Quốc chủ yếu là các hãng nội địa như Huawei, Xiaomi, Vivo,…Những thương hiệu này bán smartphone cao cấp với mức giá rẻ hơn tới phân nửa so với iPhone của Apple. Điều này khiến thị phần của Apple bị thu hẹp đáng kể.

Theo thống kê mới nhất của hãng phân tích Canalys, Apple chỉ đứng thứ 5 về doanh số smartphone trong Q3/2018. Nhưng xét về giá trị, rõ ràng iPhone của Apple với giá bán cao ngất ngưởng vẫn giúp hãng chiếm vị trí dẫn đầu về doanh thu tại Trung Quốc.

Đó là tại Trung Quốc còn ở các thị trường khác như Ấn Độ, Apple gần như không có cửa trong bảng xếp hạng top 5 nhà sản xuất smartphone hàng đầu tại Ấn Độ. Cụ thể theo hãng phân tích Counterpoint Research, thị phần của Apple tại Ấn Độ chỉ chiếm chưa đầy 1% trong khi đối thủ non trẻ Xiaomi lại dẫn đầu với 27% thị phần. Ngay cả hãng smartphone lớn nhất thế giới Samsung còn phải chịu thua với thị phần chỉ 23%.

Trung Quốc không hẳn là nguyên nhân chính khiến doanh số iPhone sụt giảm, sai lầm nằm ở chiến lược giá bán của Apple - Ảnh 2.

Đối với một công ty đã trải qua gần 11 năm ngồi trên ngai vàng và hưởng lợi lớn từ doanh thu iPhone như Apple thì khi bất ngờ xảy chân, Apple sẽ phải học cách vượt qua cú sốc và tìm cho mình một giải pháp mới. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường smartphone dần bão hòa và không phải người tiêu dùng nào cũng sẵn sàng bỏ tiền mua một chiếc iPhone đắt đỏ như trước kia.

Thậm chí khi doanh số iPhone trì trệ tại thị trường chủ lực Trung Quốc, Apple cũng khó hy vọng gì hơn tại các thị trường mới nổi khác. Bởi lẽ doanh thu iPhone từ thị trường Trung Quốc chiếm tới hơn 20% tổng doanh thu toàn cầu của Apple. Hơn hết Apple vẫn chưa tìm được một sản phẩm nào đủ ưu việt để bù đắp cho những tổn thất doanh thu mà iPhone để lại.

Trung Quốc không hẳn là nguyên nhân chính khiến doanh số iPhone sụt giảm, sai lầm nằm ở chiến lược giá bán của Apple - Ảnh 3.

Hồi tuần trước, Tim Cook gửi lá thư tới giới đầu tư về việc hạ dự báo doanh số iPhone tới 9 tỷ USD trong Q4/2018. Thông tin đầy bất ngờ trên như "sét đánh ngang tai" khiến giá trị cổ phiếu của Apple giảm mạnh tới gần 10% và chỉ còn 142,19 USD/cổ phiếu.

Nhiều nguồn tin lúc đó cho hay, Apple đã tổ chức một cuộc họp toàn thể công ty tại trụ sở chính ở California để cùng bàn luận về các vấn đề liên quan đến doanh số iPhone, bao gồm cả việc giá trị cổ phiếu của hãng giảm mạnh.

Apple phải chăng đang quá ngộ nhận về...khả năng định giá smartphone của mình?

Các nhà phân tích cho rằng, Apple đã miễn cưỡng thay đổi chiến lược lợi nhuận bằng việc bán iPhone với mức giá quá cao, bất chấp thị trường có thể sẽ không đón nhận. Điều này khiến cuộc khủng hoảng của Apple vì thế thêm phần trầm trọng hơn.

Giới quan sát tin rằng, Apple đã không nhận thức được đầy đủ về việc sức mạnh định giá iPhone của hãng đã suy yếu trầm trọng ở thị trường "nhạy cảm" về giá bán như Trung Quốc.

Trung Quốc không hẳn là nguyên nhân chính khiến doanh số iPhone sụt giảm, sai lầm nằm ở chiến lược giá bán của Apple - Ảnh 4.

Cú sảy chân của Apple thực chất là kết quả của chuỗi domino, kết hợp từ nhiều yếu tố. Đó là việc định giá bán iPhone quá đắt so với phần lớn smartphone Android cao cấp trên thị trường.

Bên cạnh đó, thế hệ iPhone 2018 cũng thiếu nhiều tính năng mới lạ, đủ hấp dẫn người dùng như, đơn cử như vẫn giữ tai thỏ, chỉ nâng cấp chip xử lý và ra mắt thêm bản phóng to iPhone XS Max. Các vấn đề này có thể không ảnh hưởng tại quê nhà của Apple hoặc các thị trường phương Tây nhưng lại đặc biệt nhạy cảm ở những thị trường như Trung Quốc hoặc Châu Á.

Đã một thời gian dài, chiến lược của Apple là định giá iPhone thật cao để thể hiện đẳng cấp và thu hút khách hàng. Nhưng khi đã đạt tới ngưỡng giới hạn về giá, đây lại là một chiêu bài phản tác dụng.

Trong bốn năm qua, giá bán iPhone trung bình đã tăng 12% lên mức 749,63 USD trong năm 2018. Việc tăng giá có thể hiểu là cách giúp Apple tạm thời bù đắp doanh số iPhone đang có dấu hiệu sụt giảm. Tuy nhiên về lâu dài rõ ràng đây không phải là chiến lược hay một chút nào.

Theo nhà phân tích Wayne Lam thuộc hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit, khi Apple khẳng định sẽ không tiết lộ doanh số bán iPhone và nhiều sản phẩm cũng đồng nghĩa, Apple không còn coi trong doanh số như trước kia nữa mà dần quan tâm hơn tới giá bán của iPhone.

Đúng vậy, vấn đề với Apple trong lúc này chính là…chiến lược và Apple sẽ phải thay đổi điều này thì mới có hy vọng nâng cao doanh số iPhone trở lại.

Tham khảo Gizchina

Silicon Valley đổ tiền vào startup Việt Nam

Việt Nam đã thu hút 2,6 tỷ USD tài trợ thông qua 233 thương vụ tư nhân trong năm 2021. Số lượng các công ty khởi nghiệp cũng tăng gấp đôi trong dịch Covid-19.

Ông Phùng Tuấn Đức rời Gojek Việt Nam

Gojek vừa công bố bổ nhiệm ông Sumit Rathor làm Tổng Giám đốc của Gojek tại Việt Nam, thay ông Phùng Tuấn Đức vừa rời công ty này để theo đuổi sự nghiệp riêng.

SotaTek mở văn phòng mới tại Hàn Quốc

Công ty cổ phần công nghệ SotaTek, đại diện Việt Nam đi đầu về công nghệ blockchain khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) vừa khai trương văn phòng tại Hàn Quốc với mục tiêu chinh phục thị trường đầy tiềm năng này.

Tận dụng thời cơ vàng để Việt Nam có những kỳ lân công nghệ

Việt Nam đang là một trong 3 trụ cột của tam giác vàng khởi nghiệp và còn dư địa lớn để phát triển, đồng thời sở hữu nguồn nhân lực dồi dào, cần tận dụng thời cơ này để phát triển.

Hà Nội đã công nhận 30 sản phẩm, dịch vụ công nghiệp chủ lực

Theo Sở TT&TT Hà Nội, tính đến trung tuần tháng 12/2022, Thành phố đã triển khai đánh giá, xét chọn và công nhận 30 sản phẩm, dịch vụ CNTT của 7 doanh nghiệp là sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thủ đô.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang “khát vốn”

Nhận định các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang rất khát vốn để hoạt động, đại diện Viện Chiến lược TT&TT cũng chỉ ra 3 điểm nghẽn trong việc huy động vốn của nhóm doanh nghiệp này.

CTO Sky Mavis và khát vọng đưa công nghệ Việt cạnh tranh ‘sòng phẳng’ với nước ngoài

Cùng với CEO Nguyễn Thành Trung và Art Director Tú Đoàn, CTO Hồ Sỹ Việt Anh mong muốn thông qua tựa game Axie Infinity có thể mang sản phẩm công nghệ Việt cạnh tranh “sòng phẳng” với nước ngoài.

39 quỹ đầu tư cam kết "rót" 1,5 tỷ USD vào các startup Việt trong 3 năm tới

Tại Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2022, 39 quỹ đầu tư đã cam kết đầu tư 1,5 tỷ USD vào các dự án, công ty khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam trong 3 năm tới.

Startup giải mã gen dựa trên dữ liệu lớn của người Việt thắng giải VietChallenge

Dịch vụ xét nghiệm gen dựa trên bộ dữ liệu lớn dành riêng cho người Việt của GeneStory đã giành chiến thắng tại VietChallenge 2022.

Bloomberg: VNG hướng "tầm ngắm" ra thị trường thế giới

‘Bảo vệ thành công thị trường quê nhà 100 triệu dân trước các gã khổng lồ như Facebook, VNG bật chế độ tấn công’.

Đang cập nhật dữ liệu !