“Vạch mặt” hàng lậu lợi dụng hãng chuyển phát nhanh DHL, Fedex tuồn vào Việt Nam

ictnews Năm 2018, các địa bàn nóng về buôn lậu điện thoại, hàng điện tử gia dụng, vàng, mỹ phẩm… gồm có sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất; bưu điện Hà Nội, TP.HCM, hãng chuyển phát nhanh DHL, Fedex…

Sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, các hãng chuyển phát DHL, Fedex... là những "điểm nóng" bị đối tượng buôn lậu lợi dụng. Ảnh Internet

Theo nguồn tin từ Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, năm 2018, lực lượng kiểm soát hải quan đã phát phát hiện, bắt giữ 632, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính gần 92 tỷ đồng, chủ yếu tạicác địa bàn nóng như sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; bưu điện Hà Nội, TP.HCM và cả các hãng chuyển phát nhanh DHL, Fedex…

Hàng hóa buôn lậu chủ yếu là hàng cấm, hàng nhỏ gọn có giá trị cao, dễ cất giấu như vàng, điện thoại di động, vũ khí, ma túy, thuốc lá, rượu, mỹ phẩm…

Đối tượng thường là hành khách xuất nhập cảnh nhiều lần không rõ mục đích chuyến đi; cá nhân, tổ chức gửi hoặc nhận hàng bưu phẩm, bưu kiện, quà biếu với số lượng lớn...

Hàng hóa thường được các đối tượng ngụy trang trong một loại hàng hóa khác đặt trong hành lý mang theo khi nhập cảnh; thuê người vận chuyển thay; lợi dụng các chính sách tạo thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh để buôn hàng cấm và hàng nhập khẩu có điều kiện.

Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cũng nhận định tuyến đường biển, cảng sông quốc tế cũng “nóng” về tình hình buôn lậu với trọng điểm vẫn là khu vực cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu; vùng biển Đông Bắc và Miền Trung.

Đây là tuyến đường có lưu lượng hàng hóa rất lớn nên cũng là tuyến đường dễ bị các đối tượng lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa về Việt Nam. Mặt hàng gồm thiết bị điện tử, điện lạnh, hàng gia dụng đã qua sử dụng, đường, thuốc lá, sữa, mỹ phẩm…

Đối tượng vi phạm thường là doanh nghiệp, đại lý cho các hãng tàu và kinh doanh vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu; các doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan; các công ty mới thành lập hoạt động không thường xuyên.

Lợi dụng hình thức “quá cảnh”, “trung chuyển”, “tạm nhập tái xuất” để nhập lậu hàng hóa, làm thủ tục quá cảnh để vận chuyển lô hàng ra khỏi cảng sau đó lại đưa vào tiêu thụ nội địa; thành lập những doanh nghiệp “ma” để làm thủ tục hải quan; khai báo sai về tên hàng, mã số thuế, xuất xứ, số lượng, chất lượng, trị giá.

Thậm chí, sửa chữa, giả mạo hồ sơ, chứng từ; thường xuyên đăng ký kiểm tra vào giờ cao điểm; mượn tên doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan để làm thủ tục. Các đối tượng sẵn sàng từ chối nhận hàng hoặc bỏ hàng nếu bị phát hiện là hàng cấm.

Trước thực tế trên, năm 2019, ngành hải quan tiếp tục gia tăng giám sát tuyến hàng không, bưu điện nhằm ngăn chặn kịp thời các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế nhà nước, trọng điểm sẽ nhắm vào các mặt hàng cấm, hàng có giá trị lớn, thuế suất cao.

Ngoài ra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các đối tượng xuất, nhập cảnh trái phép, xuất nhập cảnh nhiều lần với mục đích không rõ ràng nhằm chủ động ngăn chặn, phát hiện, bắt giữ và xử lý kịp thời.

Silicon Valley đổ tiền vào startup Việt Nam

Việt Nam đã thu hút 2,6 tỷ USD tài trợ thông qua 233 thương vụ tư nhân trong năm 2021. Số lượng các công ty khởi nghiệp cũng tăng gấp đôi trong dịch Covid-19.

Ông Phùng Tuấn Đức rời Gojek Việt Nam

Gojek vừa công bố bổ nhiệm ông Sumit Rathor làm Tổng Giám đốc của Gojek tại Việt Nam, thay ông Phùng Tuấn Đức vừa rời công ty này để theo đuổi sự nghiệp riêng.

SotaTek mở văn phòng mới tại Hàn Quốc

Công ty cổ phần công nghệ SotaTek, đại diện Việt Nam đi đầu về công nghệ blockchain khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) vừa khai trương văn phòng tại Hàn Quốc với mục tiêu chinh phục thị trường đầy tiềm năng này.

Tận dụng thời cơ vàng để Việt Nam có những kỳ lân công nghệ

Việt Nam đang là một trong 3 trụ cột của tam giác vàng khởi nghiệp và còn dư địa lớn để phát triển, đồng thời sở hữu nguồn nhân lực dồi dào, cần tận dụng thời cơ này để phát triển.

Hà Nội đã công nhận 30 sản phẩm, dịch vụ công nghiệp chủ lực

Theo Sở TT&TT Hà Nội, tính đến trung tuần tháng 12/2022, Thành phố đã triển khai đánh giá, xét chọn và công nhận 30 sản phẩm, dịch vụ CNTT của 7 doanh nghiệp là sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thủ đô.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang “khát vốn”

Nhận định các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang rất khát vốn để hoạt động, đại diện Viện Chiến lược TT&TT cũng chỉ ra 3 điểm nghẽn trong việc huy động vốn của nhóm doanh nghiệp này.

CTO Sky Mavis và khát vọng đưa công nghệ Việt cạnh tranh ‘sòng phẳng’ với nước ngoài

Cùng với CEO Nguyễn Thành Trung và Art Director Tú Đoàn, CTO Hồ Sỹ Việt Anh mong muốn thông qua tựa game Axie Infinity có thể mang sản phẩm công nghệ Việt cạnh tranh “sòng phẳng” với nước ngoài.

39 quỹ đầu tư cam kết "rót" 1,5 tỷ USD vào các startup Việt trong 3 năm tới

Tại Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2022, 39 quỹ đầu tư đã cam kết đầu tư 1,5 tỷ USD vào các dự án, công ty khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam trong 3 năm tới.

Startup giải mã gen dựa trên dữ liệu lớn của người Việt thắng giải VietChallenge

Dịch vụ xét nghiệm gen dựa trên bộ dữ liệu lớn dành riêng cho người Việt của GeneStory đã giành chiến thắng tại VietChallenge 2022.

Bloomberg: VNG hướng "tầm ngắm" ra thị trường thế giới

‘Bảo vệ thành công thị trường quê nhà 100 triệu dân trước các gã khổng lồ như Facebook, VNG bật chế độ tấn công’.

Đang cập nhật dữ liệu !