Việt Nam khẳng định vị thế trong “tam giác vàng” khởi nghiệp Đông Nam Á

Trọng Đạt Nhà báo

Xem các bài viết của tác giả

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng với Singapore và Indonesia, Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trong “tam giác vàng” khởi nghiệp của Đông Nam Á.

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) năm 2023, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã chia sẻ nhiều thông tin về các kết quả đạt được trong năm 2022 về lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Theo đó, Việt Nam hiện xếp thứ 54 trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo toàn cầu, tăng 5 bậc so với năm 2021. Với 4 kỳ lân công nghệ hiện có, Việt Nam đang khẳng định vị thế trong “tam giác vàng” khởi nghiệp của Đông Nam Á, bên cạnh Singapore và Indonesia.

Hội nghị triển khai nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2023. Ảnh: Trọng Đạt

Mô hình “Ngày hội khởi nghiệp – Techfest“ đã và đang được lan tỏa và cộng hưởng trên cả nước, với hơn 10 Techfest vùng, địa phương được tổ chức trong năm 2022. Sự xuất hiện của nhiều mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo cấp địa phương và cấp vùng đã cho thấy sự lớn mạnh của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.

Điều này cũng được thể hiện trên bảng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII). Trong 12 năm liền, Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển. Những thống kê trên cho thấy hiệu quả trong việc chuyển các nguồn lực đầu vào thành kết quả đầu ra đổi mới sáng tạo.

Trong năm 2022, Bộ KH&CN đã chủ trì, phối hợp với Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) xây dựng, hoàn thiện Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII). 

Đây là năm đầu tiên Bộ chỉ số này được triển khai với tổng cộng 20 địa phương thí điểm. PII được kỳ vọng sẽ là công cụ hữu hiệu để mỗi tỉnh/thành phố xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố tiềm năng và các điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ KH&CN cùng các đối tác đã xây dựng bảng phân hạng năng lực công bố về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại Việt Nam. Hoạt động này góp phần hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.

Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Huỳnh Thành Đạt. Ảnh: Trọng Đạt

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, trong năm qua, các chủ trương của Đảng về phát triển KHCN&ĐMST đã tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, bám sát theo các định hướng của Nghị quyết Đại hội XIII.

“Bộ KH&CN đã và đang hoàn thiện các chính sách phát triển thị trường KH&CN, chính sách thí điểm việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước, chính sách về thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nói. 

Chia sẻ tại Hội nghị, theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, muốn khoa học công nghệ trở thành động lực đưa đất nước phát triển, cần phải xây dựng được các quy định về quản lý nhà nước về khoa học công nghệ. Trong đó, có việc đưa các hệ thống văn bản pháp lý thực sự đi vào hiệu lực để các nhà khoa học yên tâm nghiên cứu, không phải lo quá nhiều các loại hóa đơn chứng từ. 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Trọng Đạt

Phó Thủ tướng cũng lưu ý cần có một hệ thống thông tin quản lý khoa học công nghệ công khai minh bạch các công trình nghiên cứu và ý kiến phản biện. Đây chính là cách để nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học. 

Đối với khởi nghiệp sáng tạo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ KH&CN cần tiếp tục giữ vai trò nòng cốt trong việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. 

Bộ KH&CN là Bộ nắm giữ vai trò quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo. Trong khi đó, các chỉ tiêu về đổi mới sáng tạo toàn cầu liên tục thay đổi. Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam giao nhiệm vụ cho Bộ KH&CN cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để tạo điều kiện cho đổi mới sáng tạo. 

Trọng Đạt

Ngày tàn của Big Tech sắp đến?

Với những khó khăn của năm cũ, một số người cho rằng Big Tech sắp đến “ngày tàn”. Nhưng sự thật có phải như vậy?

Loạt giải pháp công nghệ hạ tầng tiên tiến của Bizfly Cloud

Trước nhu cầu chuyển đổi của doanh nghiệp, Bizfly Cloud tiên phong triển khai, phát triển các công nghệ đang là xu hướng trên thế giới.

MobiFone và Nokia hợp tác thúc đẩy thương mại hóa dịch vụ 5G

Ngày 27/2/2023 MobiFone và Nokia ký kết thỏa thuận hợp tác về công nghệ 5G, hướng đến tăng thị phần 5G cho MobiFone và đem lại lợi ích cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam.

'Bộ Tứ' bán dẫn sẽ có hệ thống cảnh báo cung ứng riêng

Liên minh bán dẫn do Mỹ dẫn đầu, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan sẽ thiết lập hệ thống cảnh báo sớm nhằm ngăn chặn đứt gãy cung ứng phần cứng công nghệ có thể xảy ra.

Trung Quốc tìm cách ngăn trẻ em ‘nghiện’ TikTok

Nhà chức trách Trung Quốc cho biết, sẽ siết chặt quản lý video ngắn để ngăn trẻ em ‘nghiện ngập’.

Tại sao khinh khí cầu do thám vẫn được Lầu Năm Góc trọng dụng? Icon

Khinh khí cầu do thám thực sự đã tồn tại hàng thế kỷ. Nhưng vì sao nó vẫn được Mỹ trọng dụng, ngay cả khi đã có nhiều công nghệ hiện đại như máy bay và vệ tinh?

Thứ trưởng Bộ TT&TT ấn tượng với cách Viettel đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới

Trong phiên khai mạc Hội nghị Di động Thế giới (MWC) ngày 27/2/2023, ông Phạm Đức Long - Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông đã tới thăm gian hàng của Tập đoàn Viettel - đại diện duy nhất của Việt Nam tại hội nghị này.

Nhà Trắng ra hạn chót cấm TikTok

Ngày 27/2, Nhà Trắng thông báo các cơ quan chính phủ có 30 ngày để đảm bảo TikTok, ứng dụng có nguồn gốc Trung Quốc, không xuất hiện trên các thiết bị và hệ thống liên bang.

VTI Academy - bệ phóng ước mơ IT của giới trẻ

Với hệ thống bài giảng tại được đầu tư chi tiết, chất lượng, bám sát yêu cầu thực tế của nhà tuyển dụng, VTI Academy cam kết đầu ra với 100% học viên, đồng hành cùng các bạn nhanh chóng xin việc thành công.

Trainocate hợp tác AWS đẩy mạnh đào tạo điện toán đám mây

Tại Việt Nam, AWS đã ủy quyền Trainocate triển khai các chương trình đào tạo điện toán đám mây cho học viên và doanh nghiệp.

Đang cập nhật dữ liệu !